“ Chúng ta có thể lắng nghe nhau ngay cả trên các phương tiện xã hội” 

Nhân Ngày Thế giới Truyền thông được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 29 tháng 5, một vị linh mục trẻ nổi tiếng trên mạng xã hội (cha Ravagnani) nói rằng: mối tương quan trực tiếp giữa người với người vẫn là một đặc quyền, song các mối tương quan cũng có thể được thiết lập trên mạng xã hội. 

Lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sứ điệp của Ngài nhân ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56, được cử hành vào Chúa nhật ngày 29 tháng 5 năm 2022 là “điều làm cho cuộc giao tiếp trở nên tốt đẹp và mang tính nhân văn chính là lắng nghe trực tiếp những người đứng đối diện với chúng ta”. “Nói thì dễ nhưng làm mới khó”, đặc biệt là trong thời đại hiện nay khi việc giao tiếp qua các phương tiện và công cụ xã hội khiến việc “lắng nghe” này dường như trở nên khó khăn hơn.

Cha Alberto Ravagnani, sinh năm 1993, thụ phong linh mục từ năm 2019, hiện đang quản lý Nhà sinh hoạt của nhà thờ Thánh Michael Arcangelo ở Busto Arsizio (tỉnh Varese, thuộc Tổng Giáo phận Milan, Ý), hơn hết cha là vị linh mục trẻ đã trở thành người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội thông qua các video của cha (đăng tải trên Youtube từ khi dãn cách xã hội như một hình thức gần gũi với các bạn giới trẻ tại Nhà sinh hoạt ), qua đó cha có thể giải quyết các vấn đề về đức tin bằng cách nói chuyện với các bạn trẻ (và còn nhiều người khác). Cha nhấn mạnh: “Chắc chắn việc gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khác vẫn là cách thức đặc quyền để giao tiếp tốt, nhưng ngay cả trên mạng xã hội, người ta có thể áp dụng việc lắng nghe này”.

Cha Alberto Ravagnani. Ảnh: Avvenire

“Không thể phủ nhận rằng trên các phương tiện xã hội vẫn còn thiếu một yếu tố quan trọng trong giao tiếp, đó là cơ thể và chuyển động của nó. Tuy nhiên, cha tin rằng ngay cả trên những nền tảng này, chúng ta vẫn có thể lắng nghe lẫn nhau”. Và để làm được điều đó, cha nói thêm, “khi bước vào những nơi giao tiếp này, đòi hỏi phải có thái độ giống như khi bước vào một căn phòng tụ tập đông người, trong quán bar, trong phòng sinh hoạt của giáo xứ: quan sát, nhìn, cố gắng xem người khác đang làm gì hoặc nói gì. Tóm lại, hãy hít thở bầu không khí tồn tại trong môi trường đó”.

Do đó, nhu cầu “nghe nhạc và lời của các bài hát đang được giới trẻ chúng ta ngày nay học theo”. Nhưng cũng “để xem những người có ảnh hưởng mà giới trẻ theo dõi trên các nền tảng xã hội khác nhau, để hiểu được họ đang tiếp xúc với những thông điệp nào, cũng như những thông điệp nào có vẻ có ý nghĩa đối với họ. Đây chính là cách cụ thể để lắng nghe trải nghiệm và kỳ vọng của giới trẻ”. Vì vậy, tuy chỉ là lắng nghe ảo, song chính xác là “cụ thể”, như Đức Giáo Hoàng mời gọi trong Sứ điệp khi ngài nhắc lại rằng “lắng nghe là nền tảng đầu tiên không thể thiếu trong đối thoại và giao tiếp tốt”.

Cha Ravagnani nói: “Nếu tôi có thể cho phép mình thêm một yếu tố, thì cách tiếp cận tốt với những nơi giao tiếp này phụ thuộc rất nhiều vào bản thân chúng ta và khả năng hiểu được động lực của chúng ta để thích nghi tốt hơn tại những nơi này”. Một nhiệm vụ không hề đơn giản vì đặc trưng của phong cách trò chuyện trên mạng xã hội là tốc độ, thiếu sự phản ánh và cảm xúc.  Ngài nói tiếp, “Tất cả đều đúng, nhưng vẫn có thể thực hiện một cách tiếp cận khác. Chỉ cần muốn vậy mà không bị vướng vào những yếu tố này.” Và ở đây một khía cạnh khác được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Sứ điệp của Ngài là ” lắng nghe luôn đòi hỏi đức tính kiên nhẫn”.

Cha Ravagnani nhấn mạnh “Một sự nhấn mạnh mà cha hoàn toàn sẻ chia, cần phải có rất nhiều. Chúng ta không được dừng lại ở tác động đầu tiên với những gì được viết và nói trên mạng xã hội, mà hãy cố gắng đi sâu hơn một chút vào những ý định được thể hiện. Hơn nữa, thậm chí còn không bằng đối thoại trực diện thể hiện ý định thực sự ngay lập tức, nhưng cần phải tiến hành trong cuộc thảo luận để đi đến tận cùng vấn đề hoặc khó khăn mà có lẽ người đối diện đang cố gắng trao đổi với bạn. Tất nhiên trên mạng xã hội nó phức tạp hơn, nhưng không phải là không thể”.

Thay vào đó, điều khiến cha lo lắng là “sức lan tỏa của mô hình giao tiếp trên các phương tiện xã hội có nguy cơ gặp phải trong giao tiếp thực tế, cách thức tương quan của chúng ta với người khác trực tiếp ngoài đời”.  Vậy ví dụ nào minh chứng điều đó? “Như đã đề cập, tốc độ không có chỗ cho lý lẽ và sự hiểu biết của người đối diện. Nhưng cũng phải đưa ra trọng lượng phù hợp cho lời nói: một khi đã nói bằng lời, chúng không thể xóa đi như thể chúng là một tin nhắn trên mạng, để làm ví dụ”. Và sau đó là những phương thức tương quan với người khác. 

Cha giải thích “Trên mạng xã hội thật dễ dàng để rời khỏi một cuộc giao tiếp. Con không phản hồi, đóng App hoặc tắt điện thoại di động. Tất cả đều không cần nỗ lực nhiều và không phải chịu trách nhiệm về việc không trả lời hoặc dừng cuộc nói chuyện, có lẽ sau những lời nặng nề. Tuy nhiên, trong một cuộc đối thoại trực tiếp, tất cả những điều này đòi hỏi trách nhiệm nhiều hơn trong hành vi và lời nói của một  người. Ở đây cũng vậy, rủi ro là phương thức xã hội bị chuyển sang thực tế”.

Không đánh giá thấp các khía cạnh quan trọng của giao tiếp trên và qua mạng xã hội, cha Alberto Ravagnani vẫn tự tin về khả năng kích hoạt giao tiếp thực sự và lắng nghe tốt trên các nền tảng này. “Sứ điệp của Đức Giáo hoàng đưa ra những gợi ý cũng có thể được áp dụng trong những nơi giao tiếp này. Hầu hết là tùy thuộc vào bản thân chúng ta, người sử dụng chúng và cách chúng ta hoạt động trên các nền tảng đó. Ngay cả trên mạng xã hội, chúng ta cũng có thể lắng nghe người khác nếu chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa tự cho mình là trung tâm, thoát khỏi những người bảo trợ của mình, đặt bản thân vào mối tương quan với những người chúng ta gặp, ngay cả ở ngoài đời”.

Enrico Lenzi – Báo Avvenire

Chuyển ngữ: Đặng Nhung

Facebook

Twitter

Email

Print

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org