Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có hai câu hỏi về bí tích sám hối: 1) Có được phép ban Bí tích sám hối trong Thánh Lễ không? Con thường thấy một số linh mục, sau khi đọc bài Tin Mừng, thay vì giảng lễ, họ rời khỏi bàn thờ, ngồi trong tòa giải tội và bắt đầu cho người ta xưng tội. Sau khi giải tội xong, các cha trở lại bàn thờ và tiếp tục Thánh Lễ. 2) Có được phép không, khi linh mục nghe xưng tội, trong khi một số tu sĩ nam nữ ngồi gần ngài đưa ra lời khuyên? Con đã chứng kiến tình huống, mà trong khi giải tội, các tu sĩ nam nữ mang áo Dòng và ngồi gần vị linh mục, để đưa ra lời khuyên cho hối nhân. – D. M., Lyon, Pháp.
Đáp: Đối với câu hỏi đầu tiên, tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh.
Thứ nhất, có thể giải tội trong Thánh Lễ không? Đối với việc này, chúng tôi có thể trả lời với một chữ được đơn giản. Chúng tôi đã trả lời điểm đặc biệt này trong các câu trả lời ngày 3 và 17 tháng 6 năm 2008.
Một trường hợp khác là rằng linh mục đang cử hành Thánh lễ ngưng lễ để giải tội. Chủ đề này được xử lý và coi là một sự lạm dụng trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu Độ):
“76. Hơn nữa, theo một truyền thống rất cổ xưa của Giáo Hội Rôma, không được phép kết hợp bí tích Sám Hối với Thánh Lễ để làm nên một cử hành phụng vụ duy nhất. Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu của các tín hữu, các linh mục, không cử hành hay đồng tế Thánh Lễ, có thể ngồi tòa giải tội cho các tín hữu nào muốn, cùng lúc và cùng nơi đang có cử hành Thánh Lễ. Tuy vậy, việc này cũng phải được diễn biến một cách thích hợp. (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Do đó, huấn thị này đòi hỏi rằng bất kỳ linh mục nào ngồi tòa giải tội trong Thánh lễ không thể là vị chủ tế hoặc vị đồng tế.
Điều này phải là rõ ràng đối với một linh mục: Thánh Lễ là hành động cao nhất và cao cả nhất mà Hội Thánh sở hữu, và đòi hỏi sự chú ý không phân chia của thừa tác viên.
Tôi chưa bao giờ chứng kiến tình huống thứ hai, và không hoàn toàn chắc chắn để bàn về nó.
Nếu nó là một trường hợp cung cấp một sự lựa chọn, thí dụ, trong một khóa tĩnh tâm mở, với nhiều người có giáo phái khác nhau và trình độ giáo lý khác nhau, đó có thể là một khả năng.
Vì vậy, thí dụ, tại một thời khắc trong thời gian hoạt động ấy, linh mục có thể giải tội cho người Công Giáo muốn xưng tội.
Đồng thời, các vị khác, được cho là có kinh nghiệm giải tội, cung cấp khóa tư vấn cho những ai muốn tận dụng cơ hội này.
Tuy nhiên, ngay cả trong các trường hợp như vậy, tôi sẽ cảnh giác với việc duy trì hai hoạt động trong cùng một địa điểm. Địa điểm bình thường và quen thuộc cho việc giải tội là một nơi thánh thiêng, vốn nhấn mạnh chiều kích phụng vụ và bí tích của nghi thức.
Bí tích hòa giải không nên được diễn ra tại cùng địa điểm như khóa tư vấn, mặc dù khóa tư vấn cũng là hữu ích cho linh hồn.
Ngay cả khi khóa tư vấn là khá giống với linh hướng, nó không thể giống với sự hòa giải bí tích. Chúng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, mặc dù có liên quan đến nhau.
Mặc dù câu hỏi là không hoàn toàn rõ ràng, tôi cho rằng những gì bạn đọc mô tả không liên quan đến cùng một chủ đề trên, và rằng người được gọi là tư vấn là không ngồi quá gần, để nghe lời xưng tội, và do đó không thể đưa ra lời khuyên cho hối nhân về tội lỗi của hối nhân.
Đây sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với ấn tín bí tích (sacramental seal) vì tước quyền bí mật của hối nhân.
Đối với một người nào không phải là cha giải tội mà vần thoải mái nghe hối nhân xưng tội, người này là hoàn toàn bị cấm trong Giáo luật. Một linh mục không bao giờ nên đặt mình vào một tình huống như thế, mà trong đó việc ấy có thể ít hơn nhiều được cho phép.
Một ngoại lệ đối với luật này là vai trò làm thông dịch viên trong quá trình xưng tội. Họ tự giới hạn vào vai trò của thông dịch viên, bị ràng buộc để giữ bí mật bí tích, và không đưa ra lời khuyên gì cả. (Zenit.org 31-7-2018)
Nguyễn Trọng Đa
(vietcatholic 31.07.2018)
TIN LIÊN QUAN: