Ý nghĩa lời chào “Chúa ở cùng anh chị em” – Giải đáp Phụng vụ 7

18. Ý nghĩa lời chào thứ nhất trong Thánh lễ: Chúa ở cùng anh chị em?

Chúa ở cùng anh chị em (Dominus vobis cum) là công thức cổ điển nhất trong phụng vụ. Sách lễ sau Công đồng Vaticanô II thêm vào hai công thức dài hơn, cả ba đều bắt nguồn từ Thánh Kinh.

Trong thánh lễ, bốn lần Linh mục chào cộng đoàn bằng công thức Chúa ở cùng anh chị em: khởi đầu Thánh Lễ, trước khi nghe đọc Tin Mừng, trước kinh Tiền tụng, trước phép lành giải tán. Mỗi lần chào, lời chào có ý nghĩa khác nhau.

Lần chào thứ nhất, Chúa ở cùng anh chị em có thể hiểu vừa như là lời cầu chúc, xin Chúa hiện diện và ban ơn cho anh chị em, vừa như là lời tuyên bố xác nhận, Chúa Kitô đang hiện diện ở giữa cộng đoàn. Lời đáp của cộng đoàn Và ở thần khí cha chứ không ngắn gọn như chúng ta đang sử dụng hiện nay Và ở cùng cha. Có người giải thích, Và ở thần khí cha là kiểu nói của người Sê-mít tương đương với và ở cùng cha. Nhưng cũng có người giải thích, sự hiện diện mà chúng ta đang nói ở đây là sự hiện diện trong Thần khí.

Lần chào thứ hai và ba, Linh mục như người đại diện cộng đoàn nhắc mọi người chuẩn bị thực sự vào việc chúng ta sắp làm: nghe Lời Chúa, hay chuẩn bị lặp lại nghi thức bữa Tiệc ly.

Hai câu đối đáp đều gặp thấy trong Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước (x. Xh 10,10; R 2,4; 2Sb 15,2; Ds 14,42; 1Sm 17,37; 1Cr 10,23; 2Tx 3,16; 2Tm 4,22; Lc 1,28), tuy với khác biệt không nhỏ: danh hiệu Chúa trong Cựu ước chỉ Đức Giavê; còn trong Tân ước chỉ Đức Giêsu (x. Pl 2,11).

Còn tiếp…

Lm. Giuse Đào Hữu Thọ

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 1

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 2

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 3

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 4

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 5

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 6

Post Views: 8