Bản xét mình xưng tội

Trong bản xét mình này chẳng có kể hết mọi tội lỗi người ta phạm đâu. Tội nào mỗ đã phạm, dù chẳng có kể đây, thì cũng phải xét để mà xưng, còn tội nào đã kể đây mà mỗ không có phạm thì thôi.

Mười điều răn Đức Chúa Trời

Điều răn thứ  I

Nhân đức tin 

  1. Có cả lòng hồ nghi chẳng tin những điều trong đạo buộc phải tin chăng?
  2. Khi hồ nghi làm vật, có để sự hồ nghi ấy trong trí khôn không ra sức chống trả, không bỏ đi, không giục lòng tin chăng?
  3. Khi đã đến tuổi khôn, có làm biếng không chịu học những lẽ trong đạo cùng những kinh cần hơn, như kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng, kinh Tin Kính, kinh Mười điều răn, kinh Sáu điều răn, 3 kinh Tin, Cậy, Kính mến …chăng?
  4. Có bỏ chẳng giục lòng tin chăng? Vì thỉnh thoảng kẻ có đạo phải giục lòng tin, nhất là khi đã đến tuổi khôn khi chịu các phép trong đạo, khi phải cám dỗ về nhân đức tin, cùng lúc rình sinh thì.

Nhân đức trông cậy

  1. Có bỏ lòng trông cậy chẳng trông cậy Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng sẽ ban ơn thêm sức cho ta được tránh mọi tội trọng, giữ đạo thánh Người cho nên chăng?
  2. Có ngã lòng chẳng trông cậy Đức Chúa Trời sẽ tha mọi tội lỗi cho ta, hay là chẳng muốn cho ta được rỗi linh hồn lên thiên đàng; mà bởi vì ngã lòng làm vậy, cho nên liều mình chẳng còn đọc kinh, chẳng còn xưng tội chịu lễ và theo tính xác thịt chăng?
  3. Có trông cậy Đức Chúa Trời quá lẽ, như kẻ có tội chẳng chịu ăn năn trở lại, bỏ đàng tội lỗi, một giãn ra, lần lữa rầy mai, hay là đợi đến giờ chết sẽ ăn năn sửa mình lại, cùng ra như nói rằng: Đức Chúa trời lòng lành vô cùng, chẳng có lẽ nào Người để cho tôi mất linh hồn được?
  4. Có cậy sức riêng mình quá lẽ, cùng nghĩ rằng: Những việc về phần linh hồn như thể tránh tội lỗi, trống trả ma quỷ xác thịt, cùng làm việc lành phúc đức, bấy nhiêu việc ấy thì sức riêng mình làm được cả, chẳng cần phải cậy phép Đức Chúa Trời làm chi?
  5. Có bỏ chẳng giục lòng trông cậy Đức Chúa Trời, nhất là khi đã đến tuổi khôn, khi dọn mình chịu các phép trong đạo, khi phải cơn cám dỗ về sự ngã lòng trông cậy, lúc phải sự khốn khó, cùng khi rình sinh thì chăng?

Nhân đức kính mến 

  1. Có kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự chăng?
  2. Có lấy cha mẹ anh em vợ con cùng của cải chức quyền làm bằng hay là hơn Đức Chúa Trời, cùng thà mất lòng Đức Chúa Trời chẳng thà mất của cải chức quyền cùng chịu thiệt hại cách nào chăng?
  3. Có ghét Đức Chúa Trời chăng? Có buồn giận kêu trách Đức Chúa Trời chẳng công bằng chẳng có lòng thương chăng?
  4. Có bỏ chẳng giục lòng kính mến Đức Chúa Trời mấy khi chăng?

Nhân đức thờ phượng 

  1. Có nói phạm bỉ báng, chê bác đạo thánh Đức Chúa Trời chăng? Hay là khi nghe thấy kẻ khác nói bỉ báng thì ưng lời theo ý kẻ ấy, hay là chẳng can gián khi có thể mà can được chăng?
  2. Có chối đạo trước mặt người ta, hay là chẳng xưng ra cho tỏ, khi quan hỏi mình có đạo hay là không?
  3. Có xuất giáo, quá khoá, bỏ đạo chăng?
  4. Có rước thầy địa lý lấy ngôi làm huyệt mả chăng?
  5. Có đóng tiền góp gạo, hay là xuất công giúp của kẻ đơm tế ông bà ông vải tổ tiên, hay là kẻ khác qua đời chăng? Có ngồi ăn của đơm cúng với kẻ ngoại đạo chính nơi nó đơm tế chăng?
  6. Có đi bói khoa chăng?
  7. Có dùng phù phép gì, có mượn, có cậy phù thuỷ pháp môn làm phù phép cho được biết sự kín, sự chưa đến, tìm thấy của đã mất, khỏi bệnh nạn, hay là làm hại báo thù người ta chăng?
  8. Có kiêng sớm mai, mở hàng hôm đắt hôm ế, có kiêng vía, kiêng con nước, kiêng chó lê trôn, hoa đèn, rện sa, gà mái gáy; có xem giờ, xem số, xem tuổi xem sao chăng?
  9. Có phạm đến đấng thánh chăng? Nghĩa là có nói phạm đến Đức Chúa Trời, rất thánh Đức Bà và các thánh nam nữ trên trời; có kêu trách chửi rủa, nói xấu hổ các đấng ấy chăng?
  10. Có đánh có bắt nộp cho quan hay là kiện nơi quan thầy cả, thầy dòng, thầy chịu phép cắt tóc cùng kẻ đã khấn trọng thể trong dòng nữa chăng?
  11. Có phạm tội dâm dục cùng thầy cả, thầy năm chức trở lên, cùng thầy dòng, và kẻ đã khấn trọng thể nữa chăng?
  12. Có phạm tội đến nơi thánh chăng? Là đánh chết người ở nơi thánh, hay là đánh nhau cho đổ máu ra; đốt nhà thờ, hay là chèo hát chơi bời trong nhà thờ, cùng buộc trâu bò trong nhà thờ?
  13. Có chôn xác kẻ vô đạo, hay là trẻ nhà có đạo chưa chịu phép Rửa tội trong nhà thờ, hay là vườn thánh đã làm phép chăng?
  14. Có phạm đến của thánh? Là làm hư các phép cả trong đạo, là chịu các phép ấy không nên?
  15. Có lấy chén đĩa làm lễ, bình đựng Mình Thánh Đức Chúa Giêsu, áo lễ, khăn thánh, khăn bàn đã làm phép mà dùng việc hèn hay là bán lấy tiền chăng?

Điều răn thứ II

  1. Có thề gian, là khi có lòng gian, cùng nói dối mà thề chăng?
  2. Có thề thật khi chẳng đủ lẽ, chẳng có sự cần chăng?
  3. Có vào nhà thờ đốt nến thề gian, hay là thề thật khi chẳng có đủ lẽ và chẳng có sự cần chăng?
  4. Có thề dông dài chăng?
  5. Có thề làm sự dữ, sự chẳng nên, như thể là thề đánh người nọ, làm hại người kia; thề chết thề mất linh hồn chăng?
  6. Có lấy tên Đức Chúa Trời hay là tên đấng thánh nào mà thề gian, hay là thề làm sự dữ sự chẳng nên chăng?
  7. Có lấy tên ma quỷ mà thề chăng?
  8. Có thề rủa mình làm chó làm mèo, hay là thề rằng: Tôi làm sự ấy, thì xin Đức Chúa Trời làm chết tôi, xin Đức Mẹ vật tôi chết, tôi xin chết bỏ vợ bỏ con… chăng?
  9. Có bắt người ta thề trái lẽ chăng?
  10. Có khinh dể tên Đức Chúa Trời cùng rất thánh Đức Bà và các thánh chăng?
  11. Có lấy tên Đức Chúa Trời cùng Đức Bà làm thường làm dễ mà kêu luôn miệng, vì nhẹ trí nhẹ dạ, chẳng lòng kính chăng?
  12. Có thề hay là khấn làm sự gì lành có thể làm được mà đã bỏ chẳng làm chăng?

Điều răn thứ III 

  1. Có bỏ xem lễ ngày lễ buộc, khi có thầy cả làm lễ gần, mà chẳng ngăn trở sự cần sự trọng?
  2. Có cấm vợ con đầy tớ chẳng cho đi xem lễ ngày ấy chăng?
  3. Có xem lễ mà chẳng để trí vào lễ, những chia lòng chia trí cả giờ làm lễ, hay là từ lúc dâng bánh dâng rượu cho đến khi dâng Mình Thánh Máu Thánh, hay là từ đấy cho đến khi chịu lễ chăng?
  4. Có làm việc phần xác ngày lễ nghỉ lâu nửa trống canh, có bắt vợ con đầy tớ làm việc phần xác ngày lễ nghỉ khi chẳng có việc cần kíp chăng?
  5. Hoặc mình đã đủ ăn mặc mà làm việc phần xác các ngày lễ cả chăng?
  6. Có làm biếng chẳng làm việc lành ngày lễ cả hơn ngày khác, và coi các ngày lễ cả cũng như các ngày thường vậy chăng?

Điều răn thứ IV 

  1. Có khinh dể cha mẹ trong lòng, cùng lấy người làm hèn chăng? Có nói lời kiêu ngạo cãi trả mắng mỏ, chửi rủa cha mẹ, cùng tỏ sự lỗi người ra, và ở vô phép ngỗ nghịch, cùng làm dấu nọ dấu kia tỏ ra lòng khinh dể người chăng?
  2. Có ghen ghét cha mẹ, muốn cho người chết và khi thấy người phải sự gì khó thì lấy làm mừng chăng?
  3. Có cãi trả chẳng cứ ý cha mẹ dạy sự gì phải lẽ, hay là vâng lời bề ngoài, mà trong lòng buồn giận, hay là khi vâng lời thì chậm chạp ngần ngại lần lữa, cùng bỏ việc nửa mùa chẳng làm cho trọn chăng?
  4. Phần linh hồn có ra sức khuyên cha mẹ chịu đạo, hay là giữ đạo nên, có lo liệu cho người chịu các phép trong đạo khi rình sinh thì; có năng thăm viếng yên ủi người khi ấy; có vâng giữ lời người đã lối xin lễ, hay là làm việc lành cầu nguyện cho linh hồn người chăng? Phần xác khi cha mẹ còn sống, có để người đói rách, ốm đau chẳng cho ăn mặc, cùng chẳng liệu thuốc thang cho người chăng?
  5. Có vô phép bất kính kẻ bề trên phần đạo và kẻ bề trên phần đời chăng?
  6. Đàn bà có thai chẳng hay giữ mình cho nên hư con, hay là làm cho nó mắc phải bệnh nọ tật kia, và khi xảy con chẳng xem kỹ cho biết nó sống hay là chết, cùng chẳng liệu cho nó chịu phép Rửa tội cho kíp, hay là khi chưa đủ một năm mà để nó nằm cùng mình, cho nên liều mình đè nó chết, và khi nó còn bé để cho nó sa lửa sa nước chăng?
  7. Có để cho con cái nam nữ nằm chung một giường với nhau, cùng bỏ nó đói khát rách rưới, hay là bán nó cho kẻ ngoại đạo, và chẳng dạy nó cho biết nghề nghiệp làm ăn, cùng chẳng sắm của gì cho nó về sau, hay là ép nó lấy vợ chồng trái ý nó, hay là để nó lấy vợ chồng trái phép đạo chăng?
  8. Hoặc cha mẹ chẳng yêu con cái cho bằng nhau cùng chẳng yêu nó vì Đức Chúa Trời cho nó được rỗi linh hồn về sau; một yêu nó vì ích riêng mình về phần xác ở đời này mà thôi, hay là cha mẹ ghét con cái chăng?
  9. Hoặc cha mẹ chẳng dạy dỗ con cái cho biết những sự cần về phần linh hồn, cùng ngăn cấm chẳng cho nó đi học những lẽ cái trong đạo, lại dạy nó về đàng tội lỗi cùng làm gương mù gương xấu cho nó bắt chước chăng?
  10. Hoặc cha mẹ dong nết xấu con cái chẳng sửa phạt, hay là sửa phạt khi nhẹ lúc nặng quá chẳng cứ phép công bằng chăng? Có chửi rủa riếc róc con cái chăng?
  11. Hoặc anh em chị em bạn hữu chẳng có lòng yêu thương nhau, chẳng có hoà thuận giúp đỡ nhau chăng?
  12. Hoặc vợ chồng cãi mắng chửi rủa ghen ghét nhau, bất thuận cùng nhau, hay là rẫy bỏ nhau chăng?
  13. Hoặc dân sự chẳng có vâng cứ lề luật công bằng nhà cầm quyền truyền dạy chăng?
  14. Hoặc kẻ làm bề trên làm Chúa nhà chẳng có thương yêu coi sóc đầy tớ kẻ bề dưới, hay là đánh mắng chửi rủa nó quá chăng?

Điều răn thứ V

  1. Có rắp lòng tự tử, thắt cổ, uống thuốc độc trẫm mình, hay là giết mình một cách nào chăng?
  2. Có giận mình hay là giận người ta mà chặt chân tay, hoạn mình làm cậu bộ, hay là làm hại mình cách nào chăng?
  3. Có tự ý mình, chẳng có phép quan mà giết kẻ trộm cướp cùng kẻ thù oán mình, hay là bày mưu kế làm chước mốc cho kẻ ấy chết chăng?
  4. Có uống thuốc xa con, hay là giúp việc ấy lời nói việc làm, hay là làm chiếc mốc nào kẻo đàn bà có thai chăng?
  5. Khi đi đánh giặc, có chủ ý bắn chết, hay là đâm chém đàn bà con trẻ, cùng những người già lão yếu đau, chẳng có chống trả với mình chăng?
  6. Có giết người ta hay là đánh đấm treo kẹp làm khốn người ta trái phép công bằng chăng?
  7. Có ghen ghét người ta, muốn cho người ta phải sự khốn khó chăng?
  8. Khi thấy người ta phải sự khốn khó, có lấy làm vui mừng chăng?
  9. Khi thấy người ta được sự lành sự thịnh có lấy làm buồn chăng?
  10. Có chửi rủa xỉ vả diếc dóc người ta hay là cha mẹ.
  11. Có buồn giận người ta chăng? Có buồn giận người ta vừa vừa, hay là lắm lắm chăng? Có buồn giận người ta lâu ngày lâu tháng chăng?
  12. Có để lòng buồn giận những kẻ đã làm mất lòng mình lâu, chẳng chịu làm lành với nó chăng?
  13. Có bảo chẳng cứu người ta khi thấy nó phải sự khó nặng, mình có thể cứu được chăng?
  14. Có tiếc của quá chẳng làm phúc cho kẻ khó khăn chăng?
  15. Có bỏ chẳng khuyên bảo kẻ có tội, dạy dỗ kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, cùng những việc về mối thương xót người ta phần linh hồn chăng?
  16. Có làm gương mù gương xấu, cùng làm việc gì mở đàng cho người ta phạm tội chăng?

Điều răn thứ VI và thứ IX

  1. Có dùng trí khôn mà nhớ mà tưởng những sự quấy quá mình đã thấy, đã nghe, đã gặp khi xưa mà lấy làm vui chăng?
  2. Có dùng trí khôn mà bày vẽ ra sự nọ sự kia về giống dâm dục, mà để vậy chẳng bỏ đi chăng?
  3. Có lòng động lòng lo ước ao phạm tội ô uế với kẻ nọ người kia, thì phải nói ra người ấy là thứ người nào, kẻ có vợ chồng hay là người chưa kết bạn.
  4. Có nói lời quấy quá mà lấy làm vui; hay là mở đàng cho người ta lấy làm vui chăng?
  5. Có nói lời hoa tình tục tĩu, truyện mù khú hay là hát hỏng ghẹo gặt người ta chăng?
  6. Có nghe kẻ khác nói truyện hoa tình tục tĩu mà lấy làm vui chăng?
  7. Có xem những nơi dơ dáy trong mình người ta hay là nơi mình loài vật mà lấy làm vui, có hôn hít, ôm ấp, sờ sẫm người ta về đàng trái hay là chịu sự ấy trong mình; có bắt chân tay hay là đá đến mà có ý về đàng dâm dục chăng?
  8. Có lấy chân tay mà ác nghịch phạm tội trong mình cách nọ thể kia chăng?
  9. Có phạm tội dâm dục, hoặc người nam phạm với người nam, hoặc người nữ phạm với người nữ, hay là nam phạm với nữ, nữ phạm với nam đã khấn giữ mình đồng trinh sạch sẽ, hay là người trong họ máu, họ kết bạn, hay là người đã có vợ có chồng, hoặc hai bên đã có vợ có chồng cả, hay là có một bên có mà thôi; hoặc hai bên đồng tình phạm tội với nhau hay là người nam hiếp tróc người nữ; hoặc phạm tội với giống vật thì phải xưng cho tỏ, vì những tội ấy khác nhau.
  10. Có xem những sách kể truyện hoa tình đàm trái, hay là xem đám trò đám hát về đàng ấy chăng?
  11. Có làm mối manh, có xui giục, có làm thư, đem thư, có chứa, có giúp người ta làm sự gì trái chăng?
  12. Vợ chồng có ăn ở với nhau, mà chẳng có ý sinh con cái chăng? Có kết nghĩa trái cùng kẻ có vợ có chồng chăng?
  13. Có lấy vợ hai, vợ ba chăng?

Điều răn thứ VII và thứ X

  1. Có ăn trộm chăng? Có ăn trộm nhiều hay là ít; ăn trộm bao nhiêu; ăn trộm của nhà nghèo hay là của nhà giàu?
  2. Chồng có ăn trộm của trong nhà mà ăn chè uống rượu, đánh bạc, hút thuốc phiện, cùng tiêu pha vô ích chăng?
  3. Vợ có ăn trộm của trong nhà mà cho anh em chị em cùng kẻ khác trái ý chồng, hay là có giấu giếm của gì trong nhà làm của riêng mình chăng?
  4. Con cái có ăn trộm của cha mẹ mà tiêu pha sắm sửa hay là làm của riêng mình trái lẽ chăng?
  5. Đầy tớ có ăn trộm của chủ nhà trái phép chăng?
  6. Có ăn gian lận, ăn bớt xén của người ta chăng? Có bán của giả của xấu như của thật của tốt chăng? Có pha của xấu trộn với của tốt chăng?
  7. Có cân nhẹ, đong vơi, đếm thiếu, có bán của mình cao quá giá chăng? Có đúc tiền bạc giả chăng?
  8. Có cầm của người ta trái ý chủ của chăng? Như thể kẻ đặt nợ ăn lãi trái phép công bằng mà chẳng chịu đền, chịu trả kẻ chẳng trả nợ mình đã vay mượn, kẻ chẳng trả công cho đầy tớ cùng kẻ làm thuê mướn, kẻ chẳng cho chuộc của người ta đã cố hay là đã gửi, kẻ chẳng trả của mình đã được, hay là bắt người ta chuộc, kẻ chẳng trả tiền của người ta đã trả lầm, hay là tiền của người ta đã phó cho mình coi sóc.
  9. Có làm hại của người ta cách nào chăng? Có để trâu bò ăn lúa mạ, chém cây cối trong vườn người ta, có phá phách lúa mạ người ta, đánh chết chó mèo lợn gà người ta, hay là có đốt nhà người ta chăng?
  10. Có sai khiến xui giục kẻ khác làm hại người ta chăng? Hay là khi thấy kẻ thuộc về mình làm hại người ta, mà làm thinh chẳng cấm chăng?
  11. Có đồng tình với kẻ làm hại người ta chăng? Có thụ lộ ăn phần của gian chăng?
  12. Có bầy mưu kế cho kẻ khác làm hại người ta chăng?
  13. Có chứa kẻ gian, hay là của trái phép công bằng, có mua của gian khi biết, đã hồ nghi của ấy là của gian chăng?
  14. Khi phải tỏ tên kẻ làm hại người ta ra, hay là phải làm chứng, mà chẳng chịu tỏ ra, chẳng chịu làm chứng chăng?
  15. Có hà hiếp người ta, như thể kẻ đàn anh chẳng chia ruộng công điền cho kẻ đàn em cho công bằng, chẳng ra điền thuế, thân thuế, công sưu, hay là ra ít nhiều mà bắt kẻ đàn em chịu thay cho mình chăng?
  16. Có lạm bổ lạm thu, tiêu mất của dân kê gian tính thăng, chẳng quân phần bua việc cho công bằng chăng?
  17. Có xử kiện bất công ăn đút trái phép chăng?
  18. Có kiện gian bàn dối, làm cho người ta thiệt hại mất tiền của chăng?
  19. Có đi ăn cướp của người ta, hay là cậy thần thế mà hà hiếp lấy của người ta trái phép công bằng chăng?
  20. Có tham lam ước ao muốn lấy của người ta trái phép công bằng chăng?
  21. Có bối rối lo lắng đêm ngày cho được của cải chăng?
  22. Khi mất của cải có buồn tiếc quá, mà chửi rủa người ta cùng bỏ đọc kinh xem lễ chăng?
  23. Có yêu chuộng của mình quá lẽ chăng?

Điều răn thứ VIII

  1. Có nói dối chơi hay là nói dối thật chăng?
  2. Bởi sự nói dối có làm thiệt hại người ta ít hay là nhiều chăng?
  3. Có nói dối chữa mình hay là chữa kẻ khác chăng?
  4. Có nói hành làm mất tiếng tốt người ta sự nặng, hay là sự nhẹ, sự đã trống hay là sự kín chăng?
  5. Có tỏ sự lỗi cùng nết xấu người ta ra cho kẻ khác biết khi chẳng có sự gì cần chăng?
  6. Có nói gièm phan giảm mất tiếng tốt, hay là kém sút công lênh người ta đi chăng? Có nói cho người ta sinh lòng ghen ghét, hay là chẳng tin nhau như trước chăng?
  7. Có nghe người ta nói hành, gièm pha và tin cùng ưng theo lời kẻ nói hành chăng?
  8. Có bỏ vạ sự nặng hay là sự nhẹ chăng?
  9. Có ngờ vực xét đoán dông dài cho người ta tội nọ tính kia, khi chẳng có đủ lẽ, hay là chẳng phải việc mình chăng?
  10. Có cáo gian hay là giúp cùng hợp một ý với kẻ cáo gian chăng?
  11. Có làm chứng dối tỏ tường, hay là làm chứng sự gì khi mình hồ nghi chẳng biết sự ấy thật hư thế nào chăng?
  12. Khi có sự cần phải làm chứng, mà mình chẳng chịu làm chứng chăng?
  13. Có xỉ vả diếc dóc kể sự xấu người ta ra trước mặt kẻ khác, làm cho người ta xấu hổ chăng?
  14. Khi đã nói hành nói xấu gièm pha bỏ vạ cho người ta, có trả tiếng tốt cho người ta chăng?
  15. Có mở xem thư đề tên người ta, nhất là khi có việc kín việc hệ chăng?
  16. Có tỏ ra điều mật điều kín can hệ mình đã hứa sẽ giữ kín chăng?

 

Sáu điều răn Hội thánh

Điều răn thứ I và thứ II

(Hãy xem điều răn thứ ba Đức Chúa Trời)

  1. Có giữ ngày lễ lạy buộc trong địa phận này: Là lễ Sinh nhật Đức Chúa Giêsu, lễ Đức Chúa Giêsu lên trời, lễ Đức Bà linh hồn và xác lên trời và lễ Các Thánh chăng?
  2. Có xem lễ chẳng nên, vì chia lòng chia trí trót giờ làm lễ, hay là từ lúc dâng bánh cho đến lúc dâng Mình Thánh lên, hay là từ khi dâng Mình Thánh cho đến khi chịu lễ chăng?
  3. Có làm việc phần xác nửa trống canh các ngày lễ phải nghỉ, cùng bắt vợ con đầy tớ làm việc các ngày ấy, khi chẳng có sự gì cần kíp chăng?
  4. Có làm biếng chẳng làm việc lành ngày lễ lạy hơn ngày khác; coi các ngày ấy cũng như các ngày thường vậy chăng? 

Điều răn thứ III 

  1. Khi đã đến tuổi khôn, có làm biếng chẳng xưng tội một năm một lần chăng?
  2. Khi đã xưng tội chẳng nên, làm hư phép Giải tội, có bỏ chẳng xưng tội lại chăng?

Điều răn thứ IV 

  1. Khi đã đến tuổi khôn, có làm biếng chẳng chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong lễ Phục sinh, hay là một năm một lần chăng?
  2. Khi đã chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong lễ Phục sinh, hay là một năm một lần, mà chịu chẳng nên, làm hư phép trọng ấy, có không chịu phép cực trọng ấy lại nên chăng?

Điều răn thứ V

Khi đã lên 21 tuổi đủ sức ăn chay, mà chẳng ngăn trở sự gì, có bỏ ăn chay những ngày Hội Thánh dạy chăng? 

Điều răn thứ VI 

1. Khi đã đến tuổi khôn có ăn thịt ngày kiêng, khi chẳng có lẽ cần chăng?

  1. Có ăn thịt ngày kiêng vì bởi chẳng đến nhà thờ nghe lịch cho biết ngày nào là ngày kiêng chăng?

 

Bảy mối tội đầu

Tội kiêu ngạo

  1. Có lấy mình làm hơn người ta, và cậy tài trí sức lực của cải mà khinh dể kẻ khác chăng?
  2. Có ăn mặc trọng thể bề ngoài cho người ta khen, người ta tôn kính quá bậc chăng?
  3. Có tìm muốn tiếng tốt tham lam chức quyền quá lẽ cho trọng mình trước mặt người ta chăng?
  4. Có phô phang tài năng sức lực chức quyền chữ nghĩa chăng?
  5. Có giả nhân đức nhân đức mình chẳng có, giấu nết xấu mình cho người ta khen chăng?
  6. Khi cãi cọ với người ta có lấy ý mình làm hơn ý kẻ khác, chẳng chịu thua ai chăng?
  7. Có khinh dể kẻ khác trong lòng hay là bề ngoài trong lời nói, việc làm, cách ở chăng?
  8. Có khinh dể đấng bề trên, chẳng vâng lời chịu luỵ người chăng?
  9. Có cậy tài trí khôn ngoan của cải chức quyền như thể bấy nhiêu sự ấy bởi mình mà ra, chẳng phải của Đức Chúa Trời ban cho, và chẳng tạ ơn Người chăng? 

Tội hà tiện

  1. Có tham lam của cải quá lẽ, cho nên đêm ngày những lo lắng cho được nhiều tiền bạc, và khi có thể lấy được của người ta, dù ngay dù gian, cũng lấy chăng?
  2. Có mê tham của cải quá lẽ cho nên bỏ việc linh hồn cho được của cải, hay là khi mất của, thì buồn giận quá lẽ, bỏ việc lành phúc đức, chửi rủa người ta vì sự ấy chăng?
  3. Có lòng yêu chuộng của cải quá lẽ, chẳng trả nợ người ta, không trả công đầy tớ, chẳng thí của cho kẻ khó khăn chăng? (Tội dâm dục đã nói trong Điều răn thứ VI) 

Tội mê ăn uống

  1. Có uống rượu say sưa, ăn uống thái quá, cho nên mửa ra, cùng nặng nề sinh bệnh trong mình chăng?
  2. Có muốn ăn những của mĩ vị, cùng khi chưa được ăn no, hay là phải ăn của chẳng vừa ý mình, thì buồn trách chăng?
  3. Có ăn vặt ngoại bữa, gặp lúc nào thì ăn lúc ấy, chẳng kỳ bữa nào chăng?

(Tội ghen ghét và hờn giận đã nói trong điều răn thứ V)

Tội làm biếng việc lành

  1. Có bỏ việc lành phúc đức mình phải làm vì sợ khó nhọc, hay là làm những việc ấy chẳng nên chăng?
  2. Có để năm tháng ngày giờ qua không, cứ ăn uống nghỉ ngơi, chẳng làm đí gì chẳng lo liệu việc bậc mình chăng?

NB: (Trích trong sách “Yên i k lit cùng l phép an táng k đã qua đời” (In ln th tám) do Đức cha Phê-rô Maria xuất bản ngày 23 Décembre 1895)