Tin Thế giới ngày 13/8/2022: Chuyện gì đang xảy ra với cây Thánh giá lớn nhất thế giới?

Bản tin hôm nay gồm có: Chính phủ Tây Ban Nha đang có kế hoạch dỡ bỏ cây Thánh giá lớn nhất thế giới và biến Vương cung thánh đường dài nhất thế giới thành bảo tàng; Tổng thống Ukraine điện đàm với Đức Thánh Cha; Các giáo xứ ở Nigeria thành nơi nương náu cho hàng nghìn người trốn chạy bạo lực.

Chuyện gì đang xảy ra với cây Thánh giá lớn nhất thế giới?

Chính phủ Tây Ban Nha đang có kế hoạch dỡ bỏ cây Thánh giá lớn nhất thế giới và biến Vương cung thánh đường dài nhất thế giới thành bảo tàng.

Vương cung thánh đường Thánh giá nằm trong trung tâm của khu tưởng niệm Valley of the Fallen cách Madrid khoảng 45 km về phía Tây Bắc.

Bên dưới cây thánh giá cao chót vót bao gồm một tu viện và vương cung thánh đường. Nhà độc tài người Tây Ban Nha Francisco Franco đã ra lệnh xây dựng để tôn vinh những người đã ngã xuống trong Nội chiến Tây Ban Nha. Thi hài của hơn 30.000 nạn nhân được chôn cất trong khu vực này.

Một đạo luật mới nhằm “xóa bỏ các biểu tượng của người Pháp” không chỉ dẫn đến việc dỡ bỏ thánh giá tại khu tưởng niệm, mà còn buộc các tu sĩ Biển Đức ra khỏi tu viện liền kề Vương cung thánh đường. Các ngài là những người trông coi địa điểm này kể từ năm 1958.

Giáo hội Công giáo đã công nhận 66 người qua đời được chôn cất tại khu tưởng niệm là những vị tử đạo và sẽ công nhận thêm 3 người nữa vào tháng 11. Ngoài ra còn có hơn 40 vị đang được tiến hành phong Chân phước. Các bức tường của nhà nguyện phụ, nơi dẫn đến bàn thờ chính, lưu giữ các di tích của nhiều vị thánh.

Cha Santiago Cantera, thuộc dòng Biển Đức, nói rằng: “Vấn đề là sự thờ ơ và thiếu hiểu biết của mọi người. Nhưng tôi nghĩ rằng có nhiều người phản đối việc phá hủy nơi này hơn những người ủng hộ”.

Tổng thống Ukraine điện đàm với Đức Thánh Cha

ĐTC Phanxicô ôm một đứa trẻ di cư người Ukraine. Ảnh: Vatican News

Vào thứ Sáu, ngày 12/8, Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Vị Tổng thống đã cảm ơn Đức Giáo hoàng vì những lời cầu nguyện của ngài cho đất nước đang gặp bất ổn.

Theo CNA, cuộc điện đàm diễn ra như một phần bày tỏ tình đoàn kết của ĐTC với người dân Ukraine. Chính Tổng thống Zelensky là người đã đăng thông tin về cuộc điện đàm lên Twitter. Ngay sau đó, Đại sứ Toà Thánh Andrii Yurash tại Ukraine cũng nhắc lại tin tức về cuộc điện đàm và bày tỏ hy vọng về chuyến thăm của ĐTC đến thủ đô Kiev của Ukraine.

Tại buổi Tiếp kiến ​​chung gần đây nhất của mình, vào ngày 10/8, ĐTC Phanxicô đã than thở về những đau khổ đang diễn ra đối với người dân Ukraine, “những người vẫn đang phải chịu đựng cuộc xung đột tàn khốc này”.

Trong suốt những tháng qua, ĐTC đã không ngừng kêu gọi thế giới đừng quên cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như luôn chào đón những người buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm sự bình yên.

Các giáo xứ ở Nigeria thành nơi nương náu cho hàng nghìn người trốn chạy bạo lực

Ảnh: CNA

Goá phụ Orguze Akaa cũng như những người khác tham dự Thánh lễ ngày 07/8 tại giáo xứ Thánh  Phanxicô Xaviê ở Agagbe đều cảm thấy nhẹ nhõm khi biết thống đốc bang quyết định huy động một lực lượng tình nguyện gồm 500 người để bảo vệ người dân khỏi những kẻ cực đoan.

Thống đốc Ortom tuyên bố: “Chúng tôi đã sẵn sàng! Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ người dân và đất đai của chúng tôi”.

 Akaa và các con của cô nằm trong số hàng nghìn người bị ảnh hưởng từ các cuộc tấn công của những tên cướp tấn công làng mạc và thị trấn. Họ tìm nơi ẩn náu tại các trại dừng gần giáo xứ Thánh Phanxicô Xavier. Đó cũng là nơi giám sát một mạng lưới hàng chục nhà thờ nhỏ trong Giáo phận Makurdi.

Theo một số ước tính, hơn 1 triệu người đã phải di cư vì bạo lực. Đại đa số những người này (80%) được Giáo phận Makurdi chăm sóc. Song những nơi ẩn náu như Giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê cũng đang cảm thấy căng thẳng khi nguồn lương thực cũng cấp cho người dân đang cạn kiệt.

Cha Cletus Bua, linh mục quản xứ của giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê, cho biết các cuộc tấn công bạo lực từ năm 2018 đã ngăn gần 20.000 giáo dân tham dự Thánh lễ và lãnh các Bí tích khác trong giáo xứ của cha.

Giáo xứ là một trong số 15 giáo xứ của Giáo phận Makurdi, là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu người Công giáo. Đây là Giáo phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số 4 giáo phận ở Bang Benue, Nigeria.

Khánh Ly – WTGPHN

Facebook

Twitter

Email

Print

[related_posts_by_tax posts_per_page="8" taxonomies="category" format="thumbnails" image_size="medium" link_caption="true" columns="4" public_only="true" title="TIN LIÊN QUAN:" ]