TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
ỦY BAN GIÁO DÂN
TẢI VỀ FILE PDF – Mẫu điều lệ hoạt động dành cho quý hội nữ giới
TẢI VỀ FILE PDF – Mẫu điều lệ hoạt động dành cho quý hội nam giới (Xem nội dung TẠI ĐÂY)
MẪU ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG
DÀNH CHO QUÝ HỘI (NỮ GIỚI)
ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG HỘI……………
(MÂN CÔI/MÔNICA/TÊRÊSA/ANNA/…)
GIÁO XỨ/GIÁO HỌ ………………
CHƯƠNG I: DANH XƯNG, MỤC ĐÍCH, TÔN CHỈ
Điều 1 – Danh xưng
1.1. Danh xưng
Hội Mân Côi (Mônica/Têrêsa/Anna/…) giáo xứ/giáo họ …………………. (Từ đây về sau gọi tắt là Hội)
1.2. Thánh Bổn mạng (Quan thày)
Đức Mẹ Mân Côi (thánh Mônica/Têrêsa/Anna…)
Ngày mừng: 07 tháng 10 (27 tháng 8/ 01 tháng 10/….) hằng năm.
Điều 2 – Mục đích, Tôn chỉ
2.1. Mục đích
Quy tụ các các bà/các mẹ/các chị trong giáo xứ hầu:
– Giúp nhau củng cố đức tin, nâng cao lòng yêu mến Chúa và sùng kính Đức Mẹ Mân Côi (các thánh Mônica/Têrêsa/Anna/…)
– Thúc đẩy mọi thành viên trong gia đình sống đạo nhiệt thành, gắn bó với Chúa theo gương Đức Mẹ (các thánh Mônica/Têrêsa/Anna/…);
– Trở nên những chứng nhân Tin Mừng, là men, muối cho chính môi trường mình đang sống và làm việc.
2.2. Tôn chỉ
Mọi thành viên khi gia nhập Hội đều phải hứa quyết tâm nên thánh theo gương Đức Mẹ Mân Côi (các thánh Mônica/Têrêsa/Anna/…);
– Sống âm thầm, hy sinh, đơn sơ, khiêm nhường, vâng phục;
– Biết yêu mến, tin tưởng phó thác và …..;
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Điều chỉnh mục đích và tôn chỉ cho phù hợp với từng hội đoàn/ban, giới, tuổi cụ thể.
– Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và dễ thực hiện.
CHƯƠNG II: HỘI VIÊN
Điều 3 – Gia nhập
3.1. Điều kiện gia nhập
Hội Mân Côi (Mônica/Têrêsa/Anna/…) giáo xứ/giáo họ ……….., đón nhận tất cả những người hội đủ các điều kiện sau:
– Là các bà/ các mẹ/ các chị trong các gia đình Công giáo;
– Có cư sở cũng như bán cư sở trong địa bàn giáo xứ/giáo họ.
– Những bà/mẹ/chị tạm trú dài hạn, làm ăn sinh sống trong địa bàn;
– Yêu mến và tuân giữ luật Chúa, luật Hội Thánh cũng như điều lệ của hội đoàn.
– Nhiệt thành trong việc xây dựng tổ chức; tôn trọng kỷ luật cũng như giữ nội quy sinh hoạt hội;
– Độ tuổi tối thiểu gia nhập: Sau khi lập gia đình hoặc độc thân từ 18 tuổi trở lên.
Lưu ý: Với các hội đoàn/ban khác, có thể quy định một số điều kiện khác như sau:
– Điều kiện về độ tuổi: Ví dụ trên 50 với hội Anna.
– Điều kiện về thời gian tham gia: Tối thiểu để được công nhận là thành viên chính thức của Hội.
3.2. Thủ tục gia nhập:
– Ghi danh
+ Đương sự ghi danh trực tiếp với Ban Điều hành (BĐH) của Hội.
+ Trong trường hợp chưa có Ban điều hành Hội, đương sự ghi danh trực tiếp với Cha xứ/Quản xứ hoặc với BĐH lâm thời.
– Đơn xin gia nhập cần ghi rõ:
+ Thông tin cá nhân: Tên thánh, họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại…….;
+ Lý do xin gia nhập……..;
+ Cam kết tuân thủ điều lệ, nội quy sinh hoạt Hội.
3.3. Lễ tuyên hứa/kết nạp
Được tổ chức vào ngày lễ kính thánh Quan thày hằng năm, hoặc một ngày khác thích hợp.
Điều 4 – Nghĩa vụ & Quyền lợi
4.1. Nghĩa vụ
– Nâng đỡ nhau để cùng thăng tiến:
+ Về đời sống đức tin: Hội viên giúp đỡ nhau năng tham dự Thánh lễ, lãnh nhận Bí tích, nhất là Bí tích Hòa giải; siêng năng cầu nguyện; can đảm và quảng đại chia sẻ kinh nghiệm đức tin cho nhau…;
+ Về đời sống xã hội: Hội viên giúp đỡ nhau sống gương mẫu trong việc lao động, rèn luyện các đức tính tốt; chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, bệnh nạn…
– Vun đắp tình đoàn kết:
Mọi hội viên đều có nghĩa vụ:
+ Tham gia các hoạt động chung của Hội;
+ Đóng góp ý kiên xây dựng tổ chức Hội;
+ Giữ gìn luật Chúa, luật Giáo Hội; giữ điều lệ cũng như nội quy sinh hoạt Hội.
Cụ thể bằng các việc làm sau:
Siêng năng tham dự:
+ Thánh lễ Chúa Nhật cũng như các lễ trọng buộc;
+ Các khóa/buổi học Giáo lý, hội thảo, thường huấn hay chia sẻ Lời Chúa;
+ Các buổi cầu nguyện chung của Hội.
Đây là những hoạt động cơ bản của các hội đoàn Công giáo nhằm giúp các thành viên củng cố đức tin và gắn kết với Thiên Chúa.
– Tinh thần truyền giáo:
+ Các hội viên tích cực làm gương sáng cho nhau và cho các đoàn hội khác, nhất là làm gương sáng bằng đời sống cầu nguyện và sự trung thành giữ đức tin;
+ Tìm cách/dịp thuận lợi nhủ khuyên, giúp đỡ những người khô khan nguội lạnh, bỏ đạo lâu năm trở về với Chúa.
– Rèn luyện đời sống đạo đức:
+ Gương mẫu trong đời sống lao động, rèn luyện các đức tính: nhẫn nại, khiêm tốn, nhịn nhục, tha thứ;
+ Năng hãm mình làm việc thiện, thăm hỏi người nghèo khó, cô đơn, bênh tật.
– Tham gia hoạt động chung:
+ Làm việc kính thánh Quan thày và chu toàn các việc được xứ/họ hay hội đoàn phân công;
+ Khi được Cha xứ, quý HĐMV giáo xứ mời gọi tham gia công việc gì, các thành viên cố gắng chu toàn cách tốt nhất vì lòng yêu mến Chúa và xây dựng Giáo Hội;
+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường tại tư gia, nhà Chúa và cộng đồng luôn sạch đẹp, văn minh….
– Đóng góp tài chính:
+ Mọi thành viên chính thức phải góp quỹ khi gia nhập và hàng tháng/quý/năm theo quy định của Hội.
– Tham gia sinh hoạt của Hội:
+ Mọi hội viên phải tham gia đầy đủ và tích cực các sinh hoạt chung của Hội;
+ Vì một lý do chính đáng không thể tham gia hội họp hay các sinh hoạt chung, phải báo trước cho BĐH, cùng lý do vắng mặt thường xuyên hay việc thay đổi phương thức liên lạc (số điện thoại/email/…).
4.2. Quyền lợi
Tất cả các hội viên đều có quyền:
– Được hưởng mọi ân huệ thiêng liêng do hội đoàn đem lại:
+ Được tham gia các giờ kinh nguyện chung của Hội, đặc biệt là các buổi cử hành Phụng vụ thờ phượng Chúa;
+ Được Thông chia cách thiêng liêng những lợi ích của việc cầu nguyện từ các hội viên khác trong mạng lưới cầu nguyện của Hội;
+ Được chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống đức tin;
– Được tham gia:
+ Các hoạt động bác ái, phục vụ cộng đồng do hội tổ chức;
+ Các buổi họp, sinh hoạt chung của Hội;
+ Các khóa học, đào tạo do hội tổ chức;
+ Góp ý, đề xuất các hoạt động nhằm phát triển Hội;
+ Ứng, bầu cử vào BĐH và đảm nhận các vai trò, chức vụ trong Hội;
+ Chia sẻ mọi vui buồn, kinh nghiệm mọi mặt trong đời sống đạo đức, cuộc sống đời thường với toàn thể các hội viên.
Được hỗ trợ tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn:
+ Khi hội viên hoặc cha mẹ, chồng con của hội viên ốm đau, Ban Điều hành tổ chức đến thăm hỏi;
+ Gia đình hội viên nào lâm vào cảnh khó khăn được Hội giúp đỡ tinh thần, vật chất trong điều kiện có thể.
Được hỗ trợ tinh thần và vật chất khi qua đời:
+ Khi hội viên qua đời, được Ban Điều hành tới chia buồn, xin một lễ đưa chân; tổ chức phúng viếng, đọc kinh cầu nguyện, tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng;
+ Trường hợp hội viên ở quá xa không tiện cho việc hiện diện trực tiếp, Ban Điều hành có thể trích quỹ xin lễ cho hội viên.
Được hỗ trợ cho gia đình:
+ Khi cha mẹ (tứ thân phụ mẫu), hoặc chồng con của hội viên qua đời, được Ban Điều hành tổ chức tới chia buồn, phúng viếng, đọc kinh cầu nguyện và xin cho người quá cố một thánh lễ;
+ Trường hợp cha mẹ (tứ thân phụ mẫu), hoặc chồng con của hội viên ở quá xa, không tiện cho việc hiện diện trực tiếp, Ban Điều hành có thể gọi điện chia buồn và gửi tiền xin lễ.
Được chúc mừng khi có hỷ sự:
+ Khi hội viên hay gia đình hội viên có hỷ sự, được Ban Điều hành tổ chức tới chung vui, chúc mừng.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Điều chỉnh nội dung cho phù hợp, đảm bảo tính công bằng và hợp lý giữa nghĩa vụ và quyền lợi.
CHƯƠNG III: BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 5 – Ban Điều hành
5.1. Cơ cấu
– Hội hoạt động dưới sự điều động của một ban được gọi là “Ban Điều hành” (BĐH).
– BĐH có ít nhất 04 thành viên gồm:
+ Một Trưởng Ban
+ Một Phó Ban
+ Một Thủ Quỹ
+ Một Thư Ký
(Nếu hội/ban nào có số thành viên đông, nên bầu thêm Phó ban 1 hoặc Phó ban 2).
5.2. Nhiệm vụ
5.2.1. Nhiệm vụ của Trưởng ban
Chịu trách nhiệm chung:
+ Quán xuyến, động viên mọi hội viên tích cực sống theo mục đích mà Hội đã đề ra;
+ Phối hợp với Cha xứ/Quản xứ để tổ chức các hoạt động của Hội.
Điều hành chung mọi công việc liên quan tới các sinh hoạt của Hội:
+ Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của Hội;
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BĐH;
+ Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Hội;
+ Báo cáo kết quả hoạt động của hội cho Cha xứ/Quản xứ và HĐMV giáo xứ.
Đại diện hội đoàn tham dự các cuộc họp:
+ Tham dự các cuộc họp bàn công việc chung của giáo xứ, giáo họ với Cha xứ/Quản xứ, HĐMV giáo xứ;
+ Tham dự các hội nghị, hội thảo liên quan đến hoạt động của Hội.
Lắng nghe, tổng hợp, phân tích ý kiến của hội viên:
+ Tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm để lắng nghe ý kiến của hội viên;
+ Phân tích, đánh giá các ý kiến của hội viên và đưa ra giải pháp phù hợp;
+ Báo cáo kết quả tổng hợp ý kiến của hội viên cho BĐH.
Cùng với (các) vị Phó ban và Ủy viên:
+ Lên chương trình nghị sự cho các buổi họp của BĐH;
+ Triển khai, đôn đốc và theo dõi chương trình sinh hoạt của Hội;
+ Cùng với các Phó ban và các Ủy viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Hội.
Chịu trách nhiệm điều hành các buổi họp của Hội:
+ Chuẩn bị nội dung cho các buổi họp;
+ Chủ trì các buổi họp và đảm bảo trật tự, quy củ.
Phối kết với các vị Phó tổ chức các hoạt động:
+ Chúc mừng, thăm hỏi, sẻ chia hoặc phân ưu với cá nhân gia đình hội viên trong những dịp cần thiết;
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho hội viên;
+ Tổ chức các hoạt động bác ái, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong Hội.
5.2.2. Nhiệm vụ của Phó ban
Cộng tác với Trưởng ban:
+ Hỗ trợ Trưởng ban trong việc điều hành hoạt động của Hội;
+ Tham mưu cho Trưởng ban giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Hội;
+ Phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm cũng như cho các thành viên trong Hội.
Thay thế Trưởng ban khi vắng mặt:
+ Chủ trì các cuộc họp của Hội khi Trưởng ban vắng mặt;
+ Phụ trách điều hành các hoạt động của Hội khi Trưởng ban vắng mặt;
+ Tường trình kết quả hoạt động cho Trưởng ban khi Trưởng ban trở về tiếp tục công việc điều hành Hội.
(Trong trường hợp số hội viên đông, Phó ban phụ trách mảng nội vụ có thể phụ trách việc tổ chức các buổi họp, sinh hoạt của Hội; Phó ban phụ trách mảng ngoại vụ có thể phụ trách việc liên lạc với các hội đoạn khác hay các tổ chức bên ngoài…)
5.2.3. Nhiệm vụ của Thư ký
Phác thảo chương trình, kế hoạch:
+ Tham mưu cho BĐH xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội.
Lập/ghi biên bản các cuộc họp:
+ Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp;
+ Lập biên bản các cuộc họp và lưu trữ hồ sơ.
Lưu trữ hồ sơ, giấy tờ:
+ Thu thập, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ của Hội;
+ Bảo quản hồ sơ, giấy tờ của Hội theo quy định.
Biên soạn các loại thư/giấy mời, thông báo:
+ Biên soạn các loại thư/giấy mời, thông báo của Hội;
+ Gửi thông báo đến các tổ, nhóm, cho các hội viên và các đơn vị liên quan.
Cập nhật thông tin về các hoạt động của Hội:
+ Thu thập thông tin về các hoạt động của Hội;
+ Cập nhật thông tin trên website, fanpage của Hội;
+ Thông báo, thông tin cho các hội viên qua điện thoại, email, tin nhắn…
Lắng nghe, ghi nhận các ý kiến của hội viên:
+ Tham gia các buổi gặp gỡ, tọa đàm để lắng nghe ý kiến của hội viên;
+ Ghi nhận các ý kiến của hội viên và báo cáo cho BĐH.
5.2.4. Nhiệm vụ của Thủ quỹ
Quản lý tài sản của hội:
+ Nhận, giữ và quản lý tài sản của hội (quỹ Hội, những vật dụng được giáo xứ/họ giao cho Hội quản lý);
+ Sử dụng tài sản theo đúng mục đích và quy định của Hội;
+ Bảo quản tài sản của hội cũng như các vật dụng giáo xư giao cho cách an toàn, tránh mất mát.
Lập sổ thu chi:
+ Ghi chép đầy đủ các khoản thu – chi của Hội;
+ Lập sổ sách kế toán hàng tháng/quý hay hàng năm theo quy định.
Báo cáo tình hình tài chính:
+ Tường trình hoạt động tình trạng tài chính cho BĐH định kỳ (tháng/quý/năm);
+ Dịp Đại hội kết khóa, tường trình tổng thu – chi, số dư âm (-) hay dương (+) trong suốt nhiệm kỳ cho Cha xứ/Quản xứ, Cha Linh hướng (nếu có) cũng như cho toàn thể đại biểu dự đại hội;
+ Báo cáo tình trạng tài chính cho Cha xứ/Quản xứ khi có yêu cầu.
5.3. Cách thức hoạt động
Phân công nhiệm vụ:
+ Các thành viên trong BĐH sẽ họp bàn và thống nhất phân công công việc cụ thể cho từng người;
+ Việc phân công cần đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường và kinh nghiệm của mỗi thành viên;
+ Mỗi thành viên BĐH cần chịu trách nhiệm với công việc được giao.
Hoạt động mục vụ thường xuyên:
+ BĐH họp định kỳ (1 tháng/lần) để đánh giá tình hình hoạt động của hội và đề ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo;
+ BĐH có thể tổ chức các cuộc họp đột xuất khi cần;
+ Các thành viên BĐH cần thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Các quyết định:
+ Các quyết định quan trọng của BĐH được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
+ Các thành viên BĐH cần tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và thống nhất trước khi đưa ra quyết định;
+ Các quyết định của BĐH cần được thực hiện cách đúng đắn, nghiêm túc và hiệu quả.
Tường trình:
+ BĐH tường trình hoạt động của Hội cho hội nghị nhận, góp ý… định kỳ 1 năm/lần vào dịp mừng lễ Quan thày;
+ BĐH có bổn phận tường trình hoạt động của Hội cho Cha xứ/Quản xứ khi có yêu cầu.
Một số lưu ý:
+ Các thành viên BĐH cần có đời sống gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện điều lệ, nội quy của Hội;
+ BĐH cần tạo điều kiện cho các hội viên tham gia vào các hoạt động của Hội;
+ BĐH cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các hội viên để tổ chức và sinh hoạt của hội ngày càng hiệu quả.
5.4. Các Ủy viên
– Hội cử ra một vài Ủy viên đảm trách các công việc cụ thể của hội (Ví dụ: Ủy viên phụ trách Truyền thông, Phụng vụ, Bác ái, Giáo dục, Nhân sự, Trang trí,…).
– Một số gợi ý nhiệm vụ của các Ủy viên:
Ủy viên Truyền thông:
+ Phối hợp với Thư ký trong việc soạn thảo, chuẩn bị những tài liệu báo cáo tổng kết, xây chương trình hoạt động của hội;
+ Cập nhật, nắm bắt thông tin các hoạt động của Hội, giáo xứ và Giáo phận, cũng như truyền đạt thông tin của Giáo phận, giáo hạt cho các hội viên một cách nhanh chóng, chính xác;
+ Sử dụng các kênh truyền thông phù hợp như website, fanpage, email, tin nhắn…, để lưu trữ những hình ảnh/video ghi lại kỷ niệm của Hội;
+ Chuyển/gửi các tài liệu, thư/giấy mời, thông báo của hội… tới các hội viên cũng như các cá nhân, ban/hội khác.
Ủy viên Phụng vụ:
+ Phối hợp, thống nhất với Cha xứ/Quản xứ trong việc tổ chức các nghi thức Phụng vụ do hội phụ trách hay được giao;
+ Tổ chức cho hội viên tĩnh tâm, lãnh nhận Bí tích Hòa giải (ít nhất một lần/năm).
+ Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc cử hành các nghi thức Phụng vụ (sách hát, sách lễ, lời nguyện,…)
+ Hướng dẫn các hội viên tham dự các nghi thức Phụng vụ một cách trang nghiêm, sốt sắng.
Ủy viên Bác ái:
+ Phối hợp với Ban Caritas giáo xứ, BĐH hội trong việc tổ chức các hoạt động bác ái của Hội;
+ Thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các hội viên gặp khó khăn;
+ Cộng tác và hướng dẫn các hội viên tham gia chương trình bác ái do giáo xứ, Giáo phận phát động.
Ủy viên Giáo dục:
+ Phối hợp với Ban Giáo lý giáo xứ, BĐH Hội trong việc tổ chức các khóa học Giáo lý, đào tạo cho các hội viên;
+ Tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến đức tin và đời sống đạo;
+ Giúp đỡ các hội viên nâng cao kiến thức về Giáo lý giúp sống đạo tốt hơn;
+ Tổ chức gây quỹ khuyến học hầu trợ giúp các hoạt động liên quan tới giáo dục cho con em các hội viên.
Ủy viên Nhân sự:
+ Cộng tác với Trùm Nội vụ, BĐH hội quản lý hồ sơ hội viên;
+ Phối hợp với BĐH trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển hội viên;
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt cho các hội viên.
Ủy viên Trang trí:
+ Phụ trách trang trí phòng hội/họp cho các buổi hội họp, hội nghị, sự kiện;
+ Phối hợp với Ban Trang trí (Khánh tiết) trang trí nhà thờ, nhà xứ vào các dịp lễ lớn, cũng như khi được Cha xứ/ Quản xứ hay Hội đồng giáo xứ giao khi giáo xứ hoặc Hội có các sự kiện đặc biệt, đột xuất;
+ Giữ gìn và bảo quản các vật dụng trang trí của Hội cũng như của giáo xứ giao quản.
(Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Cụ thể hóa các nhiệm vụ của từng vị trong BĐH,
+ Có thể bổ sung thêm các nhiệm vụ khác phù hợp với đặc thù của từng hội/ban.)
5.5. Các Tổ trưởng
Trong trường hợp hội viên đông, hội có thể chia thành các tổ theo khu vực, mỗi tổ có một tổ trưởng để đôn đốc, nhắc nhớ và chịu trách nhiệm mọi sinh hoạt trong tổ của mình.
Điều 6 – Bầu cử
6.1. Cách thức
– Mọi hội viên đều có quyền tham gia ứng cử và bầu cử vào Ban Điều hành Hội;
– Diễn tiến bầu cử phải luôn tôn trọng những nhân sự có tinh thần xung phong ứng cử.
6.2. Quy trình
Bước 1: Chuẩn bị
– Cha xứ/Quản xứ thông báo thời gian bầu cử (khoảng một tháng trước ngày lễ kính thánh Quan thầy) cho các hội viên được biết và cũng như để thu hút ứng cử viên tiềm năng;
– Cha xứ/Quản xứ thành lập ban bầu cử.
Bước 2: Đề cử
– Ban Bầu cử khuyến khích các thành viên đề cử (giới thiệu) những ứng cử viên phù hợp với sở trường, chức năng;
– Công khai danh sách ứng cử viên để các thành viên cũng là các cử tri tiện việc tham khảo.
Bước 3: Hiệp thương
– Ban Bầu cử tổ chức buổi họp để các ứng cử viên trao đổi, thảo luận về nguyện vọng và khả năng đảm nhiệm vị trí trong BĐH;
– Mục tiêu của việc hiêp thương nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất số lượng ứng cử viên phù hợp với số lượng vị trí trong BĐH.
Bước 4: Bầu cử
6.3. Hình thức
– Sử dụng hình thức bỏ phiếu kín để đảm bảo tính bí mật và công bằng;
– Vì lý do đặc biệt, có thể chọn hình thức biểu quyết (Cách này phải được Cha xứ/Quản xứ cho phép).
6.4. Điều kiện
– Số hội viên có mặt trong phiên họp bầu cử phải đạt quá bán (1/2) tổng số hội viên;
– Đắc cử viên là những người có số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ phiếu bầu hợp lệ theo quy định.
6.5. Giám sát
– Trong quá trình bầu cử, luôn phải có sự chứng kiến, giám sát của ít là một vị đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
6.6. Kết quả
– Kết quả bầu cử phải được trình lên Cha xứ/Quản xứ (kèm theo văn bản phiên họp cũng như kết quả bầu cử) trong thời gian sớm nhất, để các ngài chuẩn nhận hoặc bổ nhiệm chức danh;
– Sau thời gian bầu cử thành công (khoảng 2 tuần lễ), BĐH mãn nhiệm phải lo thu xếp bàn giao công việc, tài sản, tài liệu liên quan cho BĐH tân cử.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng hội, ban, giới, tuổi cụ thể.
– Cần đảm bảo tính dân chủ, công bằng và minh bạch trong hoạt động bầu cử.
– Nếu là hội đoàn/ban trực thuộc giáo họ thì trong quá trình bầu cử luôn có sự hiện diện chứng kiến của một thành viên Ban Mục vụ giáo họ.
– Có thể bổ sung thêm các quy định về:
+ Điều kiện ứng cử;;
+ Tuổi tác và sức khỏe của ứng cử viên;
+ Quy trình giải quyết tranh chấp trong bầu cử.
Điều 7 – Nhiệm kỳ
– Nhiệm kỳ của Ban Điều hành hội là 4 năm;
– Có thể kéo dài thêm từ 1-2 năm nếu được Đại hội đại biểu hội viên thông qua, cũng như được Cha xứ đồng thuận;
– Khi mãn nhiệm, các thành viên trong Ban Điều hành có thể tái ứng cử vào nhiệm kỳ sau, nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trường hợp đặc biệt:
– Vì lý do chính đáng, thành viên Ban Điều hành có thể xin từ chức với sự chấp thuận của Cha xứ/Quản xứ;
– Thành viên Ban Điều hành cũng có thể bị bãi nhiệm vì các lý do sau:
+ Bỏ bê nhiệm vụ quan trọng;
+ Mang tiếng xấu công khai;
+ Bất phục tùng Giáo quyền;
+ Gây chia rẽ trầm trọng trong hội đoàn.
– Quy trình bãi nhiệm:
+ Cha xứ/Quản xứ tổ chức họp để xem xét, thảo luận về việc bãi nhiệm;
+ Cần có sự đồng ý của ít nhất 2/3 hội viên tham dự họp để tiến hành bãi nhiệm;
+ Sau khi thông tri cho các hội viên, quyết định bãi nhiệm được Cha xứ/ Quản xứ phê chuẩn bằng văn bản;
+ Việc bổ sung Ban Điều hành có thể bằng hình thức biểu quyết, hoặc theo gợi ý của Cha xứ/Quản xứ hay bầu cử bằng phiếu kín.
– Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng hội, ban, giới, tuổi cụ thể.
+ Cần đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc bãi nhiệm thành viên Ban Điều hành.
+ Có thể bổ sung thêm các quy định về quy trình bầu cử bổ sung thành viên Ban Điều hành trong trường hợp thành viên bị bãi nhiệm.
CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG
Điều 8 – Hướng dẫn & Điều phối
– Tất cả các hoạt động, sinh hoạt của Hội đều đặt dưới sự hướng dẫn, đồng hành của Cha xứ/Quản xứ.
8.2. Cha xứ/Quản xứ đóng vai trò quan trọng trong việc:
– Định hướng mục tiêu và hoạt động cho Hội;
– Cung cấp tài liệu và hướng dẫn Giáo lý, Phụng vụ cho Hội;
– Giám sát và đánh giá hoạt động của Hội.
Điều 9 – Đời sống đạo đức cá nhân
– Mỗi hội viên cần ý thức sống ơn gọi nên thánh, bằng cách rập đời sống mình theo các nhân đức và gương sáng của Đức Mẹ (các thánh Mônica/Têrêsa/Anna/…). Hoạt động cụ thế:
+ Mỗi ngày………….. làm việc kính thánh Quan thầy, có ý cầu nguyện cho bản thân, gia đình, hội đoàn, và giáo xứ/giáo họ,…
(Đặc thù mỗi hội đoàn: có thể là lần chuỗi Mân Côi, đọc kinh kính thánh Quan thày… )
+ Siêng năng cầu nguyện (đọc kinh gia đình), suy niệm Lời Chúa, chầu/viếng Thánh Thể; tham dự các lễ nghi Phụng vụ;
+ Tích cực rèn luyện các nhân đức, chăm chỉ lao động, sống giản dị, tiết kiệm;
+ Khiêm tốn trong đời sống, tránh khoe khoang, kiêu ngạo.
Điều 10 – Mối tương quan
Mỗi hội viên cần ý thức: được tham dự các hoạt động của Hội là cách thế thể hiện mối tương quan với Thiên Chúa, qua việc phụng sự Chúa và Giáo Hội, và sự liên đới, gắn kết với tha nhân trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
– Mỗi hội viên luôn yêu mến và tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, thực thi Lời Chúa bằng cách hy sinh, tận tụy và khiêm tốn phục vụ;
– Xây dựng tình huynh đệ hiệp nhất và yêu thương giữa các thành viên trong hội;
– Các hội viên trong một hội luôn ý thức việc hiệp thông với nhau bằng cầu nguyện, giúp nhau trưởng thành đức tin ngang qua ơn gọi người Kitô hữu giáo dân, cụ thể theo điều lệ của Hội;
– Liên đới, hợp tác và ủng hộ các hoạt động chung của các hội đoàn khác trong xứ;
– Tôn trọng, hợp tác, ủng hộ các chương trình mục vụ của Cha xứ/Quản xứ cũng như Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Điều 11 – Những hoạt động khác
– Ngoài các hoạt động thường niên, thường kỳ theo điều lệ, vào những dịp lễ, Tết, Quan thày hay mùa Vọng, mùa Chay, Hội cũng có thể tổ chức:
+ Hành hương, tham quan, giao lưu;
+ Làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người khó khăn;
+ Các buổi hội thảo, chia sẻ về đời sống đạo đức, kinh nghiệm sống;
+ Các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho các hội viên.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Các hoạt động cần phù hợp với mục đích và tôn chỉ của mỗi hội/ban;
+Cần đảm bảo tính giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các hội viên;
+ Cần cân nhắc khả năng tài chính và nhân lực của Hội khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
CHƯƠNG V: SINH HOẠT CHUNG
Hội họp là sinh hoạt thiết yếu, giúp hội viên ý thức được quyền làm chủ tập thể. Do đó, mọi hội viên hội Mân Côi (Mônica/Têrêsa/Anna/…) giáo xứ/giáo họ ……… cần thu xếp thời gian và công việc để tham gia:
Điều 12 – Hoạt động chung của giáo xứ
– Hàng tuần, tham gia các việc được giáo xứ phân công như: dọn dẹp nhà thờ, đọc Sách Thánh, chầu Thánh Thể, phục vụ hát lễ…;
– Hội có giờ chầu Thánh Thể và phục vụ Thánh lễ vào hồi …….. thứ …….. tuần ………… trong tháng;
– Những ngày lễ trọng (Giáng Sinh/Tuần Thánh/Phục Sinh,…) và những dịp lễ đặc biệt (Kỷ niệm Cung hiến, Quan thày giáo xứ, Chầu lượt,…) Hội cử đại diện tham gia chuẩn bị và dọn dẹp cùng các hội/ban khác trong giáo xứ;
– Những ngày giáo xứ, giáo hạt hay Giáo phận tổ chức cung nghinh Thánh Thể, hay tôn vinh các thánh…., hội viên mặc đồng phục để tham gia đoàn rước.
(Một số hội có hoạt động đặc thù: ví dụ quét dọn nhà thờ, nhà xứ, cố định vào tuần … trong tháng)
Điều 13 – Sinh hoạt định kỳ của hội
– Mọi hội viên tham gia sinh hoạt Hội vào:
+ Thứ:…….(đầu tháng/trước hay sau thánh lễ)
+ Thời gian: từ ……….. đến ………….
+ Tại:…………………..;
– Các nội dung thường được thảo luận trong các buổi họp:
+ Nhìn lại hoạt động của Hội trong tháng qua;
+ Kế hoạch hoạt động của Hội trong thời gian (tháng/quý) tới;
+ Các vấn đề liên quan đến tài chính, quỹ Hội;
+ Việc khen thưởng, kỷ luật hội viên;
+ Các vấn đề khác do hội viên đề xuất.
– Trong giờ sinh hoạt, hội viên có thể:
+ Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến về các hoạt động của Hội;
+ Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến Hội;
+ Giám sát và đánh giá hoạt động của Ban Điều hành;
+ Tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các hội viên.
Điều 14 – Dịp mừng kính thánh Quan thày
– BĐH Hội buộc phải:
+ Xin 01 ý lễ Tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các hội viên;
+ Xin thêm một ý lễ cho các hội viện cao niên, ốm mệt và các hội viên đã qua đời;
+ Xin Cha xứ giải tội cho các hội viên.
– BĐH Hội nên:
+ Tổ chức tĩnh tâm và mời gọi các hội viên sốt sắng tham gia, ủng hộ các hoạt động mang tính bác ái, từ thiện;
+ Tổ chức rước tôn vinh thánh Quan thày.
– BĐH Hội tổ chức tổng kết sinh hoạt hội từ dịp mừng kính thánh Quan thày năm trước đến nay, để:
+ Cùng nhau nhìn lại các hoạt động của Hội dựa trên các tiêu chí đã định trong điều lệ Hội;
+ Cùng nhau nhìn lại các điểm ưu/khuyết, đánh giá và hoạch định đường hướng hoạt động cho năm tới.
Điều 15 – Hoạt động bất thường
– Ngoài những sinh hoạt thường kỳ, nếu phát sinh các sinh hoạt bất thường, cần được sự chấp thuận của Cha xứ/ Quản xứ.
– Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Nội dung sinh hoạt cần phù hợp với mục đích và tôn chỉ của mỗi hội/ban, phân chia thời gian hội họp thích hợp;
+ Cần đảm bảo tính giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các hội viên;
+ Cần cân nhắc khả năng tài chính và nhân lực của Hội khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH
Điều 16 – Nguồn thu
– Tài chính của Hội gồm:
+ Hội phí của hội viên: ……………. VNĐ/hội viên/năm (quỹ Hội có thể thay đổi tùy theo nghị quyết của mỗi dịp tổng kết);
+ Những khoản ủng hộ khác của hội viên trong mỗi kỳ họp;
+ Đóng góp ủng hộ của những người hảo tâm tự nguyện.
Điều 17 – Sử dụng quỹ
– Quỹ của Hội được sử dụng vào những việc sau:
+ Xin lễ Quan thày Hội,
+ Xin lễ Bằng yên cho các hội viên;
+ Xin lễ Cầu hồn cho các hội viên đã qua đời;
+ Thăm hỏi hội viên khi ốm đau (ốm nặng, đi nằm viện);
+ Giúp đỡ những gia đình trong Hội có hoàn cảnh khó khăn;
+ Việc hiếu cho mỗi hội viên (xin lễ đưa chân, phúng viếng) và người thân (chồng, cha mẹ) của hội viên;
+ Chi phí cho các sinh hoạt khác của Hội khi có nhu cầu;
+ Làm từ thiện khi có thể;
+ Ngoài những quy định trên, các chi phí khác phải có sự thống nhất giữa các thành viên trong Ban Điều hành, cũng như sự đồng thuận của Cha xứ/ Quản xứ.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Lệ phí gia nhập và tiền quỹ có thể thay đổi tùy theo nghị quyết của mỗi dịp tổng kết;
+ Việc thu chi quỹ Hội sẽ được báo cáo công khai hàng tháng trong các buổi sinh hoạt thường kỳ của hội/ban;
+ Báo cáo quỹ Hội cũng sẽ được cung cấp riêng khi có yêu cầu của hội viên;
+ Có thể thành lập tiểu ban tài chính để phụ trách việc quản lý tài chính của hội/ban;
+ Cần quy định rõ ai phụ trách người quản lý và bảo quản tài sản của hội/ban (ví dụ như sách hát/bàn ghế/loa-mic…)
CHƯƠNG VII: KHEN THƯỞNG & KỶ LUẬT
Điều 18 – Khen thưởng
– Hằng năm, Hội sẽ có quà (gồm vi bằng và tiền thưởng) cho hội viên tích cực hoạt động cộng tác của Hội và có những thành tích đặc biệt;
– Dịp kỷ niệm 10 (hoặc 20, 25, 50) năm thành lập, Hội có kỷ niệm chương dành cho mỗi hội viên;
– Hội có quà kỷ niệm cho những hội viên vào dịp mừng thọ.
Điều 19 – Kỷ luật
– Hội viên nào vi phạm điều lệ của Hội, có thái độ, nếp sống không chuẩn mực, sẽ được Ban Điều hành Hội góp ý, giúp sửa chữa;
– Trường hợp cá biệt, vi phạm nhiều lần, sẽ bị xem xét kỷ luật dưới các hình thức:
– Cảnh cáo: Đối với những trường hợp vi phạm lần hai;
– Đình chỉ sinh hoạt trong thời gian 1- 3 tháng: Đối với trường hợp vi phạm điều lệ nhiều lần hoặc không chấp hành hình thức kỷ luật trước đó;
– Khai trừ khỏi Hội: Đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của Hội.
– Hội viên nào bỏ sinh hoạt hoặc không đóng hội phí quá 01 năm sẽ được xem là tự ý ra khỏi Hội.
CHƯƠNG VIII: HIỆU LỰC & TU CHÍNH
Điều 20 – Hiệu lực
– Điều lệ gồm VIII chương với 21 điều, có hiệu lực sau khi được thông qua ngày……tháng…….. năm………., bởi trên 2/3 số hội viên trong phiên họp bầu Ban Điều hành niên khóa ……/nhiệm kỳ 2024 -20….. và đã được Cha xứ/Quản xứ chuẩn y;
– Tất cả các thành viên Ban Điều hành cũng như các hội viên có trách nhiệm thi hành bản điều lệ này.
Điều 21 – Tu chính
– Sau thời gian áp dụng một (01) đến hai (02) năm, hội viên có quyền đề nghị sửa đổi điều lệ, nhưng phải kèm theo lý do;
– Khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 số hội viên và sự nhất trí của Cha xứ/Quản xứ, mới được sửa các điều khoản trong bản điều lệ này.
– Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
Bất cứ bản điều lệ hội nào cũng cần phải được Cha xứ chuẩn y mới hợp pháp và có hiệu lực;
Việc sửa đổi điều lệ cần được thực hiện công khai, minh bạch và đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với mục đích, tôn chỉ của hội/ban.
——————– HẾT—————–
MẪU ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG
DÀNH CHO QUÝ HỘI (NAM GIỚI)
ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG HỘI……………
(GIUSE /PHÊ-RÔ/PHAO-LÔ/AN-TÔN….)
GIÁO XỨ/ GIÁO HỌ ………………
CHƯƠNG I: DANH XƯNG, MỤC ĐÍCH, TÔN CHỈ
Điều 1 – Danh xưng
1.1. Danh xưng
Hội Giu-se (Phê-rô, Phao-lô, An-tôn…. ) giáo xứ/giáo họ …………………. (Từ đây về sau gọi tắt là Hội)
1.2. Thánh Bổn mạng (Quan thày)
– Thánh Giu-se Bạn Trăm Năm Đức Ma-ri-a (thánh Phê-rô, Phao-lô, An-tôn…)
– Ngày mừng: 19 tháng 3/ (29 tháng 6/ 13 tháng 6)…. hằng năm.
Điều 2 – Mục đích, Tôn chỉ
2.1. Mục đích
– Quy tụ các bô lão/viên chức/đại nam…, các bậc trưởng gia trong giáo xứ hầu:
– Giúp nhau củng cố đức tin, nâng cao lòng yêu mến Chúa và sùng kính thánh Giuse (Phê-rô, Phao-lô, An-tôn…);
– Thúc đẩy mọi thành viên trong gia đình sống đạo nhiệt thành, gắn bó với Chúa theo gương thánh Giu-se (Phê-rô, Phao-lô, An-tôn…);
– Trở nên những chứng nhân Tin Mừng, là men, muối cho chính môi trường mình đang sống và làm việc.
2.2. Tôn chỉ
– Mọi thành viên khi gia nhập Hội đều phải hứa quyết tâm nên thánh theo gương thánh Giu-se (Phê-rô, Phao-lô, An-tôn…);
– Sống âm thầm, hy sinh, đơn sơ, khiêm nhường, vâng phục;
– Biết yêu mến, tin tưởng phó thác và cần cù lao động;
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Điều chỉnh mục đích và tôn chỉ cho phù hợp với từng hội đoàn/ban, giới, tuổi cụ thể.
– Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và dễ thực hiện.
CHƯƠNG II: HỘI VIÊN
Điều 3 – Gia nhập
3.1. Điều kiện gia nhập
– Hội Giu-se (Phê-rô, Phao-lô, An-tôn…) giáo xứ/giáo họ ……….., đón nhận tất cả những người hội đủ các điều kiện sau:
+ Là các bô lão/viên chức/đại nam/các trưởng gia trong các gia đình Công giáo;
+ Có cư sở cũng như bán cư sở trong địa bàn giáo xứ/giáo họ.
+ Những bô lão/viên chức/đại nam/các trưởng gia tạm trú dài hạn, làm ăn sinh sống trong địa bàn;
+ Yêu mến và tuân giữ luật Chúa, luật Hội Thánh cũng như điều lệ của hội đoàn;
+ Nhiệt thành trong việc xây dựng tổ chức hội; tôn trọng kỷ luật cũng như giữ nội quy sinh hoạt hội;
+ Độ tuổi tối thiểu gia nhập: Sau khi lập gia đình hoặc độc thân từ 18 tuổi trở lên.
– Lưu ý: Với các hội đoàn/ban khác, có thể quy định một số điều kiện khác như sau:
+ Điều kiện về độ tuổi: Ví dụ trên 50 với hội tuổi già.
+ Điều kiện về thời gian tham gia: tối thiểu để được công nhận là thành viên chính thức của Hội.
3.2. Thủ tục gia nhập
– Ghi danh
+ Đương sự ghi danh trực tiếp với Ban Điều hành (BĐH) của Hội.
+ Trong trường hợp chưa có Ban điều hành Hội, đương sự ghi danh trực tiếp với Cha xứ/Quản xứ hoặc với BĐH lâm thời.
– Đơn xin gia nhập cần ghi rõ:
+ Thông tin cá nhân: Tên thánh, họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại…………….;
+ Lý do xin gia nhập …………;
+ Cam kết tuân thủ điều lệ, nội quy sinh hoạt Hội.
3.3. Lễ tuyên hứa/kết nạp
Được tổ chức vào ngày lễ quan thày hằng năm, hoặc một ngày khác thích hợp.
Điều 4 – Nghĩa vụ & Quyền lợi
4.1. Nghĩa vụ
– Nâng đỡ nhau để cùng thăng tiến:
+ Về đời sống đức tin: Hội viên giúp đỡ nhau năng tham dự Thánh lễ, lãnh nhận Bí tích, nhất là Bí tích Hòa giải; siêng năng cầu nguyện; can đảm và quảng đại chia sẻ kinh nghiệm đức tin cho nhau…;
+ Về đời sống xã hội: Hội viên giúp đỡ nhau sống gương mẫu trong việc lao động, rèn luyện các đức tính tốt; chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, bệnh nạn…
– Vun đắp tình đoàn kết:
Mọi hội viên đều có nghĩa vụ:
+ Tham gia các hoạt động chung của Hội;
+ Đóng góp ý kiên xây dựng tổ chức Hội;
+ Giữ gìn luật Chúa, luật Giáo Hội; giữ điều lệ cũng như nội quy sinh hoạt Hội.
Cụ thể bằng các việc làm sau:
– Siêng năng tham dự:
+ Thánh lễ Chúa Nhật cũng như các lễ trọng buộc;
+ Các khóa/buổi học Giáo lý, hội thảo, thường huấn hay chia sẻ Lời Chúa;
+ Các buổi cầu nguyện chung của Hội.
Đây là những hoạt động cơ bản của các hội đoàn Công giáo nhằm giúp các thành viên củng cố đức tin và gắn kết với Thiên Chúa.
– Tinh thần truyền giáo:
+ Các hội viên tích cực làm gương sáng cho nhau và cho các đoàn hội khác, nhất là làm gương sáng bằng đời sống cầu nguyện và sự trung thành giữ đức tin;
+ Tìm cách/dịp thuận lợi nhủ khuyên, giúp đỡ những người khô khan nguội lạnh, bỏ đạo lâu năm trở về với Chúa.
– Rèn luyện đời sống đạo đức:
+ Gương mẫu trong đời sống lao động, rèn luyện các đức tính: nhẫn nại, khiêm tốn, nhịn nhục, tha thứ;
+ Năng hãm mình làm việc thiện, thăm hỏi người nghèo khó, cô đơn, bênh tật.
– Tham gia hoạt động chung:
+ Làm việc kính thánh Quan thày và chu toàn các việc được xứ/họ hay hội đoàn phân công;
+ Khi được Cha xứ, quý HĐMV giáo xứ mời gọi tham gia công việc gì, các thành viên cố gắng chu toàn cách tốt nhất vì lòng yêu mến Chúa và xây dựng Giáo Hội;
+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường tại tư gia, nhà Chúa và cộng đồng luôn sạch đẹp, văn minh….
– Đóng góp tài chính:
+ Mọi thành viên chính thức phải góp quỹ khi gia nhập và hàng tháng/quý/năm theo quy định của Hội.
– Tham gia sinh hoạt của Hội:
+ Mọi hội viên phải tham gia đầy đủ và tích cực các sinh hoạt chung của Hội.
+ Vì một lý do chính đáng không thể tham gia hội họp hay các sinh hoạt chung, phải báo trước cho BĐH, cùng lý do vắng mặt thường xuyên hay việc thay đổi phương thức liên lạc (số điện thoại/email/…).
4.2. Quyền lợi
Tất cả các hội viên đều có quyền:
– Được hưởng mọi ân huệ thiêng liêng do hội đoàn đem lại, như:
+ Được tham gia các giờ kinh nguyện chung của Hội, đặc biệt là các buổi cử hành Phụng vụ thờ phượng Chúa.
+ Được Thông chia cách thiêng liêng những lợi ích của việc cầu nguyện từ các hội viên khác trong mạng lưới cầu nguyện của Hội
+ Được chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống đức tin;
– Được tham gia:
+ Các hoạt động bác ái, phục vụ cộng đồng do hội tổ chức;
+ Các buổi họp, sinh hoạt chung của Hội;
+ Các khóa học, đào tạo do hội tổ chức;
+ Góp ý, đề xuất các hoạt động nhằm phát triển Hội;
+ Ứng/bầu cử vào BĐH và đảm nhận các vai trò, chức vụ trong Hội;
+ Chia sẻ mọi vui buồn, kinh nghiệm mọi mặt trong đời sống đạo đức, cuộc sống đời thường với toàn thể các hội viên.
– Được hỗ trợ tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn:
+ Khi hội viên hoặc cha mẹ, vợ con của hội viên ốm đau, Ban Điều hành tổ chức đến thăm hỏi;
+ Gia đình hội viên nào lâm vào cảnh khó khăn được Hội giúp đỡ tinh thần, vật chất trong điều kiện có thể.
– Được hỗ trợ tinh thần và vật chất khi qua đời:
+ Khi hội viên qua đời, được Ban Điều hành tới chia buồn, xin một lễ đưa chân; tổ chức phúng viếng, đọc kinh cầu nguyện, tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng;
+ Trường hợp hội viên ở quá xa không tiện cho việc hiện diện trực tiếp, Ban Điều hành có thể trích quỹ xin lễ cho hội viên.
– Được hỗ trợ cho gia đình:
+ Khi cha mẹ (tứ thân phụ mẫu), hoặc vợ con của hội viên qua đời, được Ban Điều hành tổ chức tới chia buồn, phúng viếng, đọc kinh cầu nguyện và xin cho người quá cố một thánh lễ;
+ Trường hợp cha mẹ (tứ thân phụ mẫu), hoặc vợ con của hội viên ở quá xa, không tiện cho việc hiện diện trực tiếp, Ban Điều hành có thể gọi điện chia buồn và gửi tiền xin lễ.
– Được chúc mừng khi có hỷ sự:
+ Khi gia đình hội viên có hỷ sự, được Ban Điều hành tổ chức tới chung vui, chúc mừng.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
- Điều chỉnh nội dung cho phù hợp, đảm bảo tính công bằng và hợp lý giữa nghĩa vụ và quyền lợi.
CHƯƠNG III: BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 5 – Tổ chức Ban Điều hành
5.1. Cơ cấu
– Hội hoạt động dưới sự điều động của một ban được gọi là “Ban Điều hành” (BĐH).
– BĐH có ít nhất 04 thành viên gồm:
+ Một Trưởng Ban
+ Một Phó Ban
+ Một Thủ Quỹ
+ Một Thư Ký
(Nếu hội/ban nào có số thành viên đông, nên bầu thêm Phó ban 1 hoặc Phó ban 2).
5.2. Nhiệm vụ
5.2.1. Nhiệm vụ của Trưởng ban
– Chịu trách nhiệm chung:
+ Quán xuyến, động viên mọi hội viên tích cực sống theo mục đích mà Hội đã đề ra;
+ Phối hợp với Cha xứ/Quản xứ để tổ chức các hoạt động của Hội.
– Điều hành chung mọi công việc liên quan tới các sinh hoạt của Hội:
+ Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của Hội;
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BĐH;
+ Theo dõi và giám sát việc thực hiện các hoạt động của Hội;
+ Báo cáo kết quả hoạt động của hội cho Cha xứ/Quản xứ và HĐMV giáo xứ.
– Đại diện hội đoàn tham dự các cuộc họp:
+ Tham dự các cuộc họp bàn công việc chung với Cha xứ/Quản xứ, HĐMV giáo xứ;
+ Tham dự các hội nghị, hội thảo liên quan đến hoạt động của Hội.
– Lắng nghe, tổng hợp, phân tích ý kiến của hội viên:
+ Tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm để lắng nghe ý kiến của hội viên;
+ Phân tích, đánh giá các ý kiến của hội viên và đưa ra giải pháp phù hợp;
+ Báo cáo kết quả tổng hợp ý kiến của hội viên cho BĐH.
– Cùng với (các) vị Phó ban và Ủy viên:
+ Lên chương trình nghị sự cho các buổi họp của BĐH;
+ Triển khai, đôn đốc và theo dõi chương trình sinh hoạt của Hội;
+ Cùng với các Phó ban và các Ủy viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Hội.
– Chịu trách nhiệm điều hành các buổi họp của Hội:
+ Chuẩn bị nội dung cho các buổi họp;
+ Chủ trì các buổi họp và đảm bảo trật tự, quy củ.
– Phối kết với các vị Phó tổ chức các hoạt động:
+ Chúc mừng, thăm hỏi, sẻ chia hoặc phân ưu với cá nhân gia đình hội viên trong những dịp cần thiết;
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho hội viên;
+ Tổ chức các hoạt động bác ái, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong Hội.
5.2.2. Nhiệm vụ của Phó ban
– Cộng tác với Trưởng ban:
+ Hỗ trợ Trưởng ban trong việc điều hành hoạt động của Hội;
+ Tham mưu cho Trưởng ban giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Hội;
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội.
– Thay thế Trưởng ban khi vắng mặt:
+ Chủ trì các cuộc họp của hội khi Trưởng ban vắng mặt;
+ Phụ trách điều hành các hoạt động của Hội khi Trưởng ban vắng mặt;
+ Tường trình kết quả hoạt động cho Trưởng ban khi Trưởng ban trở về tiếp tục công việc điều hành Hội.
(Trong trường hợp số hội viên đông, Phó ban phụ trách mảng nội vụ có thể phụ trách việc tổ chức các buổi họp, sinh hoạt của hội; Phó Ban phụ trách mảng ngoại vụ có thể phụ trách việc liên lạc với các hội đoạn khác hay các tổ chức bên ngoài…)
5.2.3. Nhiệm vụ của Thư ký
– Phác thảo chương trình, kế hoạch:
+ Tham mưu cho BĐH xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội.
– Lập/ghi biên bản các cuộc họp:
+ Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp;
+ Lập biên bản các cuộc họp và lưu trữ hồ sơ.
– Lưu trữ hồ sơ, giấy tờ:
+ Thu thập, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ của Hội.
+ Bảo quản hồ sơ, giấy tờ của Hội theo quy định.
– Biên soạn các loại giấy mời, thông báo:
+ Biên soạn các loại giấy mời, thông báo của Hội;
+ Gửi thông báo đến các, tổ, nhóm, cho các hội viên và các đơn vị liên quan.
– Cập nhật thông tin về các hoạt động của hội:
+ Thu thập thông tin về các hoạt động của Hội;
+ Cập nhật thông tin trên website, fanpage của Hội;
+ Thông báo thông tin cho các hội viên qua điện thoại, email, tin nhắn…
– Lắng nghe, ghi nhận các ý kiến của hội viên:
+ Tham gia các buổi gặp gỡ, tọa đàm để lắng nghe ý kiến của hội viên;
+ Ghi nhận các ý kiến của hội viên và báo cáo cho BĐH.
5.2.4. Nhiệm vụ của Thủ quỹ
– Quản lý tài sản của hội:
+ Nhận, giữ và quản lý tài sản của hội (quỹ Hội, những vật dụng được giáo xứ/họ giao cho hội quản lý).
+ Sử dụng tài sản theo đúng mục đích và quy định của Hội;
+ Bảo quản tài sản của hội cũng như các vật dụng giáo xư giao cho cách an toàn, tránh mất mát.
– Lập sổ thu chi:
+ Ghi chép đầy đủ các khoản thu – chi của Hội.
+ Lập sổ sách kế toán hàng tháng/quý hay hàng năm theo quy định.
– Báo cáo tình hình tài chính:
+ Báo cáo tình hình tài chính cho BĐH định kỳ (tháng/quý/năm);
+ Dịp Đại hội kết khóa, tường trình tổng thu – chi, số dư âm (-) hay dương (+) trong suốt nhiệm kỳ cho Cha xứ/Quản xứ, Cha Linh hướng (nếu có) cũng như cho toàn thể đại biểu dự đại hội;
+ Báo cáo tình trạng tài chính cho Cha xứ/Quản xứ khi có yêu cầu;
5.3. Cách thức hoạt động
– Phân công nhiệm vụ:
+ Các thành viên trong BĐH sẽ họp bàn và thống nhất phân công công việc cụ thể cho từng người;
+ Việc phân công cần đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường và kinh nghiệm của mỗi thành viên;
+ Mỗi thành viên BĐH cần chịu trách nhiệm với công việc được giao.
– Hoạt động thường xuyên:
+ BĐH họp định kỳ (1 tháng/lần) để đánh giá tình hình hoạt động của hội và đề ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo.
+ BĐH có thể tổ chức các cuộc họp đột xuất khi cần;
+ Các thành viên BĐH cần thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ.
– Các quyết định:
+ Các quyết định quan trọng của BĐH được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
+ Các thành viên BĐH cần tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và thống nhất trước khi đưa ra quyết định;
+ Các quyết định của BĐH cần được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
– Báo cáo:
+ BĐH báo cáo kết quả hoạt động của hội cho Hội nghị sinh hoạt định kỳ 1 năm/lần vào dịp mừng lễ Quan thày;
+ BĐH có bổn phận tường trình hoạt động của Hội cho Cha xứ/Quản xứ khi có yêu cầu.
– Một số lưu ý:
+ Các thành viên BĐH cần có đời sống gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện điều lệ, nội quy của Hội;
+ BĐH cần tạo điều kiện cho các hội viên tham gia vào các hoạt động của Hội;
+ BĐH cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các hội viên để tổ chức và sinh hoạt của hội ngày càng hiệu quả.
5.4. Các Ủy viên
Hội cử ra một vài Ủy viên đảm đương các công việc cụ thể của hội (Ví dụ: Ủy viên phụ trách Truyền thông, Phụng vụ, Bác ái, Giáo dục, Nhân sự, Trang trí,…).
Một số gợi ý nhiệm vụ của các Ủy viên:
– Ủy viên Truyền thông:
+ Phối hợp với Thư ký trong việc soạn thảo, chuẩn bị những tài liệu báo cáo tổng kết, xây chương trình hoạt động của hội;
+ Cập nhật, nắm bắt thông tin các hoạt động của Hội, giáo xứ và Giáo phận, cũng như truyền đạt thông tin của Giáo phận, giáo hạt cho các hội viên một cách nhanh chóng, chính xác;
+ Sử dụng các kênh truyền thông phù hợp như website, fanpage, email, tin nhắn…, để lưu trữ những hình ảnh/video ghi lại kỷ niệm của Hội;
+ Chuyển/gửi các tài liệu, thư/giấy mời, thông báo của hội… tới các hội viên cũng như các cá nhân, ban/hội khác.
– Ủy viên Phụng vụ:
+ Phối hợp, thống nhất với Cha xứ/Quản xứ trong việc tổ chức các nghi thức Phụng vụ do hội phụ trách hay được giao;
+ Tổ chức cho hội viên tĩnh tâm, lãnh nhận Bí tích Hòa giải (ít nhất một lần/năm).
+ Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc cử hành các nghi thức Phụng vụ (sách hát, sách lễ, lời nguyện,…)
+ Hướng dẫn các hội viên tham dự các nghi thức Phụng vụ một cách trang nghiêm, sốt sắng.
– Ủy viên Bác ái:
+ Phối hợp với Ban Caritas giáo xứ, BĐH hội trong việc tổ chức các hoạt động bác ái của Hội;
+ Thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các hội viên gặp khó khăn;
+ Cộng tác và hướng dẫn các hội viên tham gia chương trình bác ái do giáo xứ, Giáo phận phát động.
– Ủy viên Giáo dục:
+ Phối hợp với Ban Giáo lý giáo xứ, BĐH Hội trong việc tổ chức các khóa học Giáo lý, đào tạo cho các hội viên;
+ Tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến đức tin và đời sống đạo;
+ Giúp đỡ các hội viên nâng cao kiến thức về Giáo lý giúp sống đạo tốt hơn;
+ Tổ chức gây quỹ khuyến học hầu trợ giúp các hoạt động liên quan tới giáo dục cho con em các hội viên.
– Ủy viên Nhân sự:
+ Cộng tác với Trùm Nội vụ, BĐH hội quản lý hồ sơ hội viên;
+ Phối hợp với BĐH trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển hội viên;
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt cho các hội viên.
– Ủy viên Trang trí:
+ Phụ trách trang trí phòng hội/họp cho các buổi hội họp, hội nghị, sự kiện;
+ Phối hợp với Ban Trang trí (Khánh tiết) trang trí nhà thờ, nhà xứ vào các dịp lễ lớn, cũng như khi được Cha xứ/ Quản xứ hay Hội đồng giáo xứ giao khi giáo xứ hoặc Hội có các sự kiện đặc biệt, đột xuất;
+ Giữ gìn và bảo quản các vật dụng trang trí của Hội cũng như của giáo xứ giao quản.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Cụ thể hóa các nhiệm vụ của từng vị trong BĐH,
+ Có thể bổ sung thêm các nhiệm vụ khác phù hợp với đặc thù của từng hội/ban.)
5.5. Các Tổ trưởng
Trong trường hợp hội viên đông, hội có thể chia thành các tổ theo khu vực, mỗi tổ có một tổ trưởng để đôn đốc, nhắc nhớ và chịu trách nhiệm mọi sinh hoạt trong tổ của mình.
Điều 6 – Bầu cử
6.1. Cách thức
Mọi hội viên đều có quyền tham gia ứng cử và bầu cử vào Ban Điều hành Hội;
Diễn tiến bầu cử phải luôn tôn trọng những nhân sự có tinh thần xung phong ứng cử.
6.2. Quy trình
Bước 1: Chuẩn bị
– Cha xứ/Quản xứ thông báo thời gian bầu cử (khoảng một tháng trước ngày lễ kính thánh Quan thầy) cho các hội viên được biết và cũng như để thu hút ứng cử viên tiềm năng;
– Cha xứ/Quản xứ thành lập ban bầu cử.
Bước 2: Đề cử
– Ban Bầu cử khuyến khích các thành viên đề cử (giới thiệu) những ứng cử viên phù hợp với sở trường, chức năng;
– Công khai danh sách ứng cử viên để các thành viên cũng là các cử tri tiện việc tham khảo.
Bước 3: Hiệp thương
– Ban Bầu cử tổ chức buổi họp để các ứng cử viên trao đổi, thảo luận về nguyện vọng và khả năng đảm nhiệm vị trí trong BĐH;
– Mục tiêu của việc hiêp thương nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất số lượng ứng cử viên phù hợp với số lượng vị trí trong BĐH.
Bước 4: Bầu cử
6.3. Hình thức
– Sử dụng hình thức bỏ phiếu kín để đảm bảo tính bí mật và công bằng;
– Vì lý do đặc biệt, có thể chọn hình thức biểu quyết (Cách này phải được Cha xứ/Quản xứ cho phép).
6.4. Điều kiện
– Số hội viên có mặt trong phiên họp bầu cử phải đạt quá bán (1/2) tổng số hội viên;
– Đắc cử viên là những người có số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ phiếu bầu hợp lệ theo quy định.
6.5. Giám sát
– Trong quá trình bầu cử, luôn phải có sự chứng kiến, giám sát của ít là một vị đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
6.6. Kết quả
– Kết quả bầu cử phải được trình lên Cha xứ/Quản xứ (kèm theo văn bản phiên họp cũng như kết quả bầu cử) trong thời gian sớm nhất, để các ngài chuẩn nhận hoặc bổ nhiệm chức danh;
– Sau thời gian bầu cử thành công (khoảng 2 tuần lễ), BĐH mãn nhiệm phải lo thu xếp bàn giao công việc, tài sản, tài liệu liên quan cho BĐH tân cử.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng hội, ban, giới, tuổi cụ thể.
– Cần đảm bảo tính dân chủ, công bằng và minh bạch trong hoạt động bầu cử.
– Nếu là hội đoàn/ban trực thuộc giáo họ thì trong quá trình bầu cử luôn có sự hiện diện chứng kiến của một thành viên Ban Mục vụ giáo họ.
– Có thể bổ sung thêm các quy định về:
+ Điều kiện ứng cử;;
+ Tuổi tác và sức khỏe của ứng cử viên;
+ Quy trình giải quyết tranh chấp trong bầu cử.
Điều 7 – Nhiệm kỳ
– Nhiệm kỳ của Ban Điều hành hội là 4 năm;
– Có thể kéo dài thêm từ 1-2 năm nếu được Đại hội đại biểu hội viên thông qua, cũng như được Cha xứ đồng thuận;
– Khi mãn nhiệm, các thành viên trong Ban Điều hành có thể tái ứng cử vào nhiệm kỳ sau, nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trường hợp đặc biệt:
– Vì lý do chính đáng, thành viên Ban Điều hành có thể xin từ chức với sự chấp thuận của Cha xứ/Quản xứ;
– Thành viên Ban Điều hành cũng có thể bị bãi nhiệm vì các lý do sau:
+ Bỏ bê nhiệm vụ quan trọng;
+ Mang tiếng xấu công khai;
+ Bất phục tùng Giáo quyền;
+ Gây chia rẽ trầm trọng trong hội đoàn.
– Quy trình bãi nhiệm:
+ Cha xứ/Quản xứ tổ chức họp để xem xét, thảo luận về việc bãi nhiệm;
+ Cần có sự đồng ý của ít nhất 2/3 hội viên tham dự họp để tiến hành bãi nhiệm;
+ Sau khi thông tri cho các hội viên, quyết định bãi nhiệm được Cha xứ/ Quản xứ phê chuẩn bằng văn bản;
+ Việc bổ sung Ban Điều hành có thể bằng hình thức biểu quyết, hoặc theo gợi ý của Cha xứ/Quản xứ hay bầu cử bằng phiếu kín.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng hội, ban, giới, tuổi cụ thể.
– Cần đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc bãi nhiệm thành viên Ban Điều hành.
– Có thể bổ sung thêm các quy định về quy trình bầu cử bổ sung thành viên Ban Điều hành trong trường hợp thành viên bị bãi nhiệm.
CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG
Điều 8 – Hướng dẫn & Điều phối
8.1. Tất cả các hoạt động, sinh hoạt của Hội đều đặt dưới sự hướng dẫn, đồng hành của Cha xứ/Quản xứ.
8.2. Cha xứ/Quản xứ đóng vai trò quan trọng trong việc:
– Định hướng mục tiêu và hoạt động của Hội;
– Cung cấp tài liệu và hướng dẫn Giáo lý, Phụng vụ cho Hội;
– Giám sát và đánh giá hoạt động của Hội.
Điều 9 – Đời sống đạo đức cá nhân
Mỗi hội viên cần ý thức sống ơn gọi nên thánh, bằng cách rập đời sống mình theo các nhân đức và gương sáng của thánh Giuse (Phê-rô – Phao-lô – An-tôn…). Hoạt động cụ thế:
– Mỗi ngày…………..làm việc kính Thánh quan thầy, có ý cầu nguyện cho bản thân, gia đình, hội đoàn, và giáo xứ/giáo họ,…
(Đặc thù mỗi hội đoàn: có thể là lần chuỗi, đọc kinh thánh Quan thày… )
– Siêng năng cầu nguyện (đọc kinh gia đình), suy niệm Lời Chúa, chầu/viếng Thánh Thể; tham dự các lễ nghi Phụng vụ;
– Tích cực rèn luyện các nhân đức, chăm chỉ lao động, sống giản dị, tiết kiệm;
– Khiêm tốn trong đời sống, tránh khoe khoang, kiêu ngạo;
Điều 10 – Mối tương quan
Mỗi hội viên cần ý thức: được tham dự các hoạt động của hội là cách thế thể hiện mối tương quan với Thiên Chúa, qua việc phụng sự Chúa và Giáo Hội, và sự liên đới, gắn kết với tha nhân trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
– Mỗi hội viên luôn yêu mến và tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, thực thi Lời Chúa bằng cách hy sinh, tận tụy và khiêm tốn phục vụ;
– Xây dựng tình huynh đệ hiệp nhất và yêu thương giữa các thành viên trong hội;
– Các hội viên trong một hội luôn ý thức việc hiệp thông với nhau bằng cầu nguyện, giúp nhau trưởng thành đức tin ngang qua ơn gọi người Kitô hữu giáo dân, cụ thể theo điều lệ của Hội;
– Liên đới, hợp tác và ủng hộ các hoạt động chung của các hội đoàn khác trong xứ;
– Tôn trọng, hợp tác, ủng hộ các chương trình mục vụ của Cha xứ/Quản xứ cũng như Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Điều 11 – Những hoạt động khác
Ngoài các hoạt động thường niên, thường kỳ theo điều lệ, vào những dịp lễ, Tết, Quan thày hay mùa Vọng, mùa Chay, Hội cũng có thể tổ chức:
– Hành hương, tham quan, giao lưu;
– Làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người khó khăn;
– Các buổi hội thảo, chia sẻ về đời sống đạo đức, kinh nghiệm sống;
– Các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho các hội viên.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Các hoạt động cần phù hợp với mục đích và tôn chỉ của mỗi hội/ban;
– Cần đảm bảo tính giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các hội viên;
– Cần cân nhắc khả năng tài chính và nhân lực của Hội khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
CHƯƠNG V: SINH HOẠT CHUNG
Hội họp là sinh hoạt thiết yếu, giúp hội viên ý thức được quyền làm chủ tập thể. Do đó, mọi hội viên hội Giuse (Phê-rô – Phao-lô – An-tôn…) giáo xứ/giáo họ ……… cần thu xếp thời gian và công việc để tham gia:
Điều 12 – Hoạt động chung của giáo xứ
– Hàng tuần, tham gia các việc được giáo xứ phân công như: dọn dẹp nhà thờ, đọc Sách Thánh, chầu Thánh Thể, phục vụ hát lễ…;
– Hội có giờ chầu Thánh Thể và phục vụ Thánh lễ vào hồi …….. thứ …….. tuần ………… trong tháng;
– Những ngày lễ trọng (Giáng Sinh/Tuần Thánh/Phục Sinh,…) và những dịp lễ đặc biệt (Kỷ niệm Cung hiến, Quan thày giáo xứ, Chầu lượt,…) Hội cử đại diện tham gia chuẩn bị, trang trí và thu dọn cùng các hội/ban khác trong giáo xứ;
– Những ngày giáo xứ, giáo hạt hay Giáo phận tổ chức cung nghinh Thánh Thể, hay tôn vinh các thánh…., hội viên mặc đồng phục để tham gia đoàn rước.
(Một số hội có hoạt động đặc thù: ví dụ quét dọn nhà thờ, nhà xứ, cố định vào tuần … trong tháng)
Điều 13 – Sinh hoạt định kỳ của hội
– Mọi hội viên tham gia sinh hoạt hội vào:
+ Thứ:…….(đầu tháng/trước hay sau thánh lễ)
+ Thời gian: từ ……….. đến ………….
+ Tại:…………………..;
– Các nội dung thường được thảo luận trong các buổi họp:
+ Nhìn lại hoạt động của Hội trong tháng qua;
+ Kế hoạch hoạt động của Hội trong thời gian (tháng/quý) tới;
+ Các vấn đề liên quan đến tài chính, quỹ Hội;
+ Việc khen thưởng, kỷ luật hội viên;
+ Các vấn đề khác do hội viên đề xuất.
– Trong giờ sinh hoạt, hội viên có thể:
+ Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến về các hoạt động của Hội;
+ Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến Hội;
+ Giám sát và đánh giá hoạt động của Ban Điều hành;
+ Tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các hội viên.
Điều 14 – Dịp mừng kính thánh Quan thày
– BĐH Hội buộc phải:
+ Xin 01 ý lễ Tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các hội viên;
+ Xin thêm một ý lễ cho các hội viện cao niên, ốm mệt và các hội viên đã qua đời;
+ Xin Cha xứ giải tội cho các hội viên.
– BĐH Hội nên:
+ Tổ chức tĩnh tâm và mời gọi các hội viên sốt sắng tham gia, ủng hộ các hoạt động mang tính bác ái, từ thiện;
+ Tổ chức rước tôn vinh thánh Quan thày.
+ BĐH Hội tổ chức tổng kết sinh hoạt hội từ dịp mừng kính thánh Quan thày năm trước đến nay, để:
+ Cùng nhau nhìn lại các hoạt động của Hội dựa trên các tiêu chí đã định trong điều lệ Hội;
+ Cùng nhau nhìn lại các điểm ưu/khuyết, đánh giá và hoạch định đường hướng hoạt động cho năm tới.
Điều 15 – Hoạt động bất thường
– Ngoài những sinh hoạt thường kỳ, nếu phát sinh các sinh hoạt bất thường khác, cần được sự chấp thuận của Cha xứ/ Quản xứ.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Nội dung sinh hoạt cần phù hợp với mục đích và tôn chỉ của mỗi hội/ban, phân chia thời gian hội họp thích hợp;
– Cần đảm bảo tính giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các hội viên;
– Cần cân nhắc khả năng tài chính và nhân lực của hội khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH
Điều 16 – Nguồn thu
Tài chính của Hội gồm:
– Hội phí của hội viên: ……………. VNĐ/hội viên/năm (quỹ hội có thể thay đổi tùy theo nghị quyết của mỗi dịp tổng kết);
– Những khoản ủng hộ khác của hội viên trong mỗi kỳ họp;
– Đóng góp ủng hộ của những người hảo tâm tự nguyện.
Điều 17 – Sử dụng quỹ
– Quỹ của Hội được sử dụng vào những việc sau:
+ Xin lễ Quan thày Hội,
+ Xin lễ Bằng yên cho các hội viên;
+ Xin lễ Cầu hồn cho các hội viên đã qua đời;
+ Thăm hỏi hội viên khi ốm đau (ốm nặng, đi nằm viện);
+ Giúp đỡ những gia đình trong Hội có hoàn cảnh khó khăn;
+ Việc hiếu cho mỗi hội viên (xin lễ đưa chân, phúng viếng) và người thân (chồng, cha mẹ) của hội viên;
+ Chi phí cho các sinh hoạt khác của Hội khi có nhu cầu;
+ Làm từ thiện khi có thể;
+ Ngoài những quy định trên, các chi phí khác phải có sự thống nhất giữa các thành viên trong Ban Điều hành, cũng như sự đồng thuận của Cha xứ/ Quản xứ.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
+ Lệ phí gia nhập và tiền quỹ có thể thay đổi tùy theo nghị quyết của mỗi dịp tổng kết;
+ Việc thu chi quỹ hội sẽ được báo cáo công khai hàng tháng trong các buổi sinh hoạt thường kỳ của hội/ban;
+ Báo cáo quỹ hội cũng sẽ được cung cấp riêng khi có yêu cầu của hội viên;
+ Có thể thành lập tiểu ban tài chính để phụ trách việc quản lý tài chính của hội/ban;
+ Cần quy định rõ ai phụ trách người quản lý và bảo quản tài sản của hội/ban (ví dụ như sách hát/bàn ghế/loa-mic…)
CHƯƠNG VII: KHEN THƯỞNG & KỶ LUẬT
Điều 18 – Khen thưởng
– Hằng năm, Hội sẽ có quà (gồm vi bằng và tiền thưởng) cho hội viên tích cực hoạt động cộng tác của Hội và có những thành tích đặc biệt;
– Dịp kỷ niệm 10 (hoặc 20, 25, 50) năm thành lập, Hội có kỷ niệm chương dành cho mỗi hội viên;
– Hội có quà kỷ niệm cho những hội viên vào dịp mừng thọ.
Điều 19 – Kỷ luật
– Hội viên nào vi phạm điều lệ của Hội, có thái độ, nếp sống không chuẩn mực, sẽ được Ban Điều hành Hội góp ý, giúp sửa chữa;
– Trường hợp cá biệt, vi phạm nhiều lần, sẽ bị xem xét kỷ luật dưới các hình thức:
+ Cảnh cáo: Đối với những trường hợp vi phạm lần hai;
+ Đình chỉ sinh hoạt trong thời gian 1- 3 tháng: Đối với trường hợp vi phạm điều lệ nhiều lần hoặc không chấp hành hình thức kỷ luật trước đó;
+ Khai trừ khỏi Hội: Đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của Hội.
– Hội viên nào bỏ sinh hoạt hoặc không đóng hội phí quá 01 năm sẽ được xem là tự ý ra khỏi Hội.
CHƯƠNG VIII: HIỆU LỰC & TU CHÍNH
Điều 20 – Hiệu lực
– Điều lệ gồm VIII chương với 21 điều, có hiệu lực sau khi được thông qua ngày……tháng…….. năm………., bởi trên 2/3 số hội viên trong phiên họp bầu Ban Điều hành niên khóa ……/nhiệm kỳ 2024 -20….. và đã được Cha xứ/Quản xứ chuẩn y;
– Tất cả các thành viên Ban Điều hành cũng như các hội viên có trách nhiệm thi hành bản điều lệ này.
Điều 21 – Tu chính
– Sau thời gian áp dụng một (01) đến hai (02) năm, hội viên có quyền đề nghị sửa đổi điều lệ, nhưng phải kèm theo lý do;
– Khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 số hội viên và sự nhất trí của Cha xứ/Quản xứ, mới được sửa các điều khoản trong bản điều lệ này.
Lưu ý với các hội đoàn/ban khác:
– Bất cứ bản điều lệ hội nào cũng cần phải được Cha xứ chuẩn y mới hợp pháp và có hiệu lực;
– Việc sửa đổi điều lệ cần được thực hiện công khai, minh bạch và đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với mục đích, tôn chỉ của hội/ban.
Post Views: 349
TIN LIÊN QUAN: