Đức Thánh Cha khuyến khích việc nghiên cứu lịch sử với ký ức trở về quá khứ để xây dựng một tương lai huynh đệ

Bức thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô công bố về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội để giúp các linh mục “giải thích tốt hơn thực tế xã hội”. Đức Thánh Cha yêu cầu chúng ta cảnh giác với những người đề nghị “phớt lờ” quá khứ và kinh nghiệm của những người cao niên: “Đây là cách thức mà các hệ tư tưởng của những người khác biệt, nhưng cũng phá hủy những gì là khác biệt”. Một lời cảnh báo “đừng bị gây mê bởi sự tầm thường”, nhưng “bằng nghiên cứu và kiến thức đáp trả lại những điệp khúc đã bại liệt của chủ nghĩa văn hóa hưởng thụ”.

Lịch sử của Giáo hội là được yêu thương và nghiên cứu như một người mẹ hiền – “như chính Giáo hội là”. Câu chuyện này, thường được thúc đẩy bởi “những cái tên có vấn đề”, phải được kể ra nhưng được không quên lãng, thiếu sót hoặc đơn giản hóa lịch sử, để không nhượng bộ trước sự ảnh hưởng “hệ tư tưởng của những người khác biệt” vì họ có khả năng tiêu diệt “mọi thứ khác biệt”. Ngày 21 tháng 11, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô công bố một lá thư về việc đổi mới việc nghiên cứu lịch sử Giáo hội để giúp các linh mục “giải thích tốt hơn thực tế xã hội”, đặc biệt là trong quan điểm đào tạo các tân linh mục và các vị đại diện mục vụ. Hy vọng của Đức Thánh Cha đó là, thông qua nghiên cứu này – vấn đề phải là nghiên cứu chứ không phải là “trò chuyện” hay “tóm tắt trên Internet” – có thể sẽ đi đến “những lựa chọn can đảm và năng động, được nuôi dưỡng bởi sự nghiên cứu, kiến thức và chia sẻ, đáp lại những điệp khúc đã bại liệt của chủ nghĩa văn hóa hưởng thụ”.

Nuôi dưỡng mối tương quan với những thế hệ đi trước

Trong khi nhận biết sự quan tâm mà các linh mục dành cho việc nghiên cứu lịch sử Giáo hội, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô bắt đầu bằng cách mời gọi trau dồi “một sự nhạy cảm lịch sử thực sự” nơi các sinh viên thần học trẻ. Đó thực sự là một “sự quen thuộc rõ ràng với chiều kích lịch sử phù hợp với loài người”.

“Không ai có thể thực sự biết người ấy là ai và dự định sẽ trở nên như thế nào vào ngày mai nếu không nuôi dưỡng mối dây liên kết để kết nối người ấy với các thế hệ đi trước họ”.

Trách nhiệm đạo đức, chia sẻ và đoàn kết

Theo cách nhìn nhận của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, việc nghiên cứu này giữ cho “ngọn lửa của lương tâm tập thể” đang tự tách mình ra khỏi những ký ức cá nhân thì được liên kết “với lợi ích hoặc cảm xúc của riêng mình, nếu không có mối liên hệ thực sự với cộng đồng nhân loại và giáo hội mà lẽ ra chúng ta phải được tìm thấy mình ở trong đó”.

“Bằng cách thế này, người ta có thể dệt nên một mối quan hệ với thực tại nếu được kêu mời có trách nhiệm đạo đức, chia sẻ, liên đới”.

Giáo hộingười mẹ hiền được yêu thương như người Mẹ thực sự

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trích dẫn lời của một nhà thần học người Pháp, đã khẳng định rằng việc nghiên cứu về lịch sử “bảo vệ chúng ta khỏi chủ nghĩa Monofisismo – nhất thể Giáo hội”, nghĩa là, từ một cách nhìn nhận “thiên thần quá mức” về Giáo hội mà lại bỏ qua “những vết nhơ và nếp nhăn già nua của Giáo hội”.

“Và Giáo hội – giống như người mẹ, phải được yêu thương như Giáo hội vốn là, nếu không thì chúng ta không yêu mến Giáo hội chút nào, hoặc là chúng ta chỉ yêu một hình ảnh ảo tưởng trong trí tưởng tượng của chúng ta”.

Giáo hội học hỏi từ những sai lầm của mình và nhận ra chính mình “ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối” bằng cách chữa lành những vết thương của chính mình và những vết thương của thế giới mà Giáo hội đang sống cùng.

Những hệ tư tưởng giết chết những người được coi là khác biệt

Tông huấn Christus vivit sau Thượng Hội đồngđã đưa ra lời mời gọi cảnh giác với những người đề nghị phải “phớt lờ” quá khứ và “không trân quý kinh nghiệm của người già”.

“Người đó cần bạn sống trống rỗng, nhổ gốc, không tin tưởng mọi thứ, để bạn chỉ có thể tin tưởng vào lời hứa của người đó và phục tùng kế hoạch của họ. Đây là cách thức mà các hệ tư tưởng có màu sắc khác nhau đang hoạt động, phá hủy (hoặc giải thể cấu trúc) mọi thứ khác biệt và theo cách này họ có thể thống trị tránh những quan điểm ngược lại”.

Sự nguy hiểm của ký ức “ad hoc” – phù hợp bối cảnh

Chìa khóa để đọc hiện tại là “diacronia” – phân tích rời rạc niên lịch, bác bỏ việc làm cho nó phẳng phiu qua việc đồng bộ lịch sử – “sincronia”. Một viễn cảnh như vậy, Đức Thánh Cha nhận xét rằng phải cấp bách chống lại “việc xóa bỏ quá khứ và lịch sử hoặc các câu chuyện lịch sử tự xu hướng“. Vấn đề thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn “nếu chúng ta nghĩ về những câu chuyện được đúc sẵn một cách cẩn thận và bí mật phục vụ cho việc xây dựng ký ức phù hợp bối cảnh – ad hoc, ký ức bản sắc và ký ức loại trừ”.

Phán đoán lại được giao phó độc quyền cho phương tiện truyền thông xã hội

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thực tại, quá khứ hay hiện tại, không được cúi đầu “trước những sự đơn giản hóa ngờ nghệch và nguy hiểm”. Nếu sự phán đoán về “những khoảnh khắc khủng khiếp” và “những người rất đen tối” được ủy thác cho “các phương tiện đại chúng, phương tiện truyền thông xã hội hoặc chỉ vì lợi ích chính trị, thì chúng ta luôn phải đối mặt với động lực phi lý của sự tức giận hoặc của cảm xúc mà thôi”.

“Cuối cùng, như người ta nói rằng: “một cái gì đó bên ngoài bối cảnh thì chỉ đóng vai trò như một cái cớ thôi”.

Lịch sử của Giáo hội, giữa chân lý và những cái mang tên “có vấn đề”

Đức Thánh cha Phan-xi-cô đề cập đến gia phả của Chúa Giê-su, được thuật lại trong Tin Mừng Mát-thêu rằng: “bao gồm lịch sử có thật, nơi có một số tên bị gọi là có vấn đề thì sẽ tường thuật ít nhất”. Tương tự như vậy, Giáo hội không phải là không nhận thức được thực tế rằng, trong số các thành viên, giáo sĩ và giáo dân “đã có những người không trung thành với Thần Khí của Thiên Chúa”.

“Bất kể sự phán xét nào mà lịch sử đưa ra về những khiếm khuyết này, thì chúng ta phải nhận thức về chúng và đấu tranh bằng sự dũng cảm, để việc loan báo Tin Mừng sẽ không bị tổn hại”.

Ghi nhớ là để tiến về phía trước

Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta đừng để bị “mời gọi là hãy quên đi”. Các sự kiện như lũ lụt, các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, và nhiều bệnh dịch khác “khiến chúng ta phải xấu hổ khi là con người như thế”. Những ký ức được nhớ lại mà không cần gây mê, không rơi vào sự cám dỗ để gạt bỏ chúng với kiểu nói rằng: “quá khư đã trôi vào dĩ vãng rồi” và “chúng ta phải nhìn về phía trước”.

“Không, vì Chúa! Nếu không có ký ức, anh chị em không bao giờ tiến về phía trước được, anh chị em không phát triển được nếu không có một ký ức nguyên vẹn và được soi sáng.

Niềm đam mê và sự tham gia vào nghiên cứu

Với việc nghiên cứu lịch sử của Giáo hội, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: không được giới hạn vào “cách tiếp cận đơn thuần chỉ theo trình tự thời gian” hoặc một “chủ nghĩa giản lược tổng thể” không có khả năng đối thoại “với thực tại sống động”. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh trong việc tìm kiếm các nguồn lịch sử một cách chính xác, để chuyển đổi việc học thành “niềm đam mê và có liên can đến mình”. Cần phải làm chứng cho những người đã không “thể làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe” trong suốt lịch sử. Ở điểm này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta đưa ra ánh sáng những kinh nghiệm của các vị tử đạo:“Chính xác đó là nơi Giáo hội chưa chiến thắng trong con mắt của người đời, đó chính là khi Giáo hội đạt được vẻ đẹp lớn nhất của mình”.

“Nhiệm vụ cao cả”

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô kết luận: “Chúng ta đang nói về việc nghiên cứu, không phải là để trò chuyện, những bài đọc hời hợt, cắt dán các bản tóm tắt của Internet”. Cần phải “đặt câu hỏi” nhằm tìm kiếm “ý nghĩa của cuộc sống” mà không bị rơi vào kiểu nghiên cứu “tầm thường”.

“Đây là nhiệm vụ lớn của anh chị em: hãy đáplại những điệp khúc tê bại của chủ nghĩa văn hóa hưởng thụ bằng những lựa chọn năng động và mạnh mẽ, qua việc nghiên cứu, với kiến thức và sự sẻ chia”.

Nguồn: Vatican News

Chuyển ngữ: Lm. Phê-rô Nguyễn Văn Cao