Bước vào Tháng Các Linh Hồn bắt đầu bằng Đại lễ mừng Chư Thánh. Tiếp liền sau đó Giáo hồi cử hành các Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời ở nơi luyện ngục.
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước: “Ông Giu-đa quyên được khoảng 2000 quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức, thì đây quả là một ý nghĩ đạo đức và thánh thiện. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43-46).
Theo sách các bài đọc của thánh An-rê, ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã được Giáo hội Đông Phương cử hành rất sớm vào thế kỷ thứ VIII, ngày thứ Bảy trước Mùa Chay.
Giáo hội từ những thế kỷ đầu cũng đã cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Thánh Au-gút-ti-nô (354-430) đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ”. Sau đó, Thánh Odilo (962-1048), Viện phụ Đan viện Cluny (đan viện này thời đó nằm trong phần đất của đế quốc Germany) đã có sáng kiến tổ chức lễ Cầu hồn vào ngày 02/11 và trước hết cử hành trong Đan viện Cluny của ngài vào năm 998 (có sách nói 1030). Về sau lễ Cầu hồn đã được truyền sang nước Pháp; và tới giữa thế kỷ X, Đức Giáo hoàng Gio-an XIV đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo hội Rôma.
Còn trong giáo hội Tây Phương thì lễ cầu nguyện cho các linh hồn bắt đầu từ
Đến thế kỷ thứ VIII thì lễ cầu nguyện cho các linh hồn bắt đầu trong các đan viện, phổ biến nhất là thế kỷ thứ X khoảng năm 998 thời thánh Odilo viện phụ đan sĩ Biển Đức ở Cluny Pháp quốc. Thời gian này, ngài đã dành ngày 02/11 để cầu nguyện cho các linh hồn hàng năm, và ngày lễ này lan truyền ra các đan viện khác.
Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XV cho phép mọi linh mục được dâng 3 thánh lễ trong ngày này:
* Một cho các linh hồn đã qua đời
* Một theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng
* Một theo ý chỉ của chính linh mục
Nếu trùng vào ngày Chúa Nhật, ngày lễ sẽ được dời lại đến ngày 03/11.
Vào thế kỷ thứ XIV, Giáo hội Công giáo Rôma đã cộng nhận và cử hành lễ này cho đến ngày hôm nay.
Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo dạy: “Các đẳng linh hồn là những người đã qua đời trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng hiện nay còn bị giam giữ tạm thời trong luyện ngục vì những tội nhẹ và vì chưa đền hết hình phạt của những tội đã được tha. Họ phải chịu sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng. Họ chính là đối tượng để các tín hữu cầu nguyện cho, đặc biệt là đối tượng của các thánh lễ cầu cho họ” (x. GLHTCG số 1030).
Dựa vào Thánh Kinh (1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), truyền thống của Giáo hội nói đến một thứ lửa thanh luyện: “Đối với một số lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước trước ngày phán xét, theo như những gì Đấng là Chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn đời sau” (x. Mt 12,32). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau” (Thánh Grê-gô-ri-ô Cả, Dial. 4,39) (GLHTCG số 1031).
Giáo hội gọi luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Giáo hội đã trình bày Giáo lý của đức tin về luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia và Trentô. Khi chúng ta dâng lễ cầu nguyện cho những người đã qua đời là dịp để chúng ta.
Thứ nhất: Tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời: Nếu không tin vào sự sống mai sau thì chẳng ai cầu nguyện cho các linh hồn.
Thứ hai: Tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm các thánh thông công, nghĩa là: “hiệp thông giữa những người thánh”. Giáo hội lữ hành nơi trần thế và Giáo hội đang thanh luyện nơi luyện ngục, cũng như Giáo hội vinh thắng trên thiên quốc có thể chuyển thông các công phúc cho nhau.
Thứ ba: Tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Đồng thời bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và thương nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta và đang nghỉ giấc bình yên.
Chúng ta cũng ý thức hơn về thân phận chóng qua của kiếp người ở đời này. Ngoài ra, còn giúp ta sống ý thức hơn về thân phận chóng qua của kiếp người để biết ra công tìm kiếm chân lý của Chúa. Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời không chỉ là lễ của người chết, chỉ tưởng nhớ người đã khuất, mà còn là lễ của người sống, những người đang trên đường bước vào ánh sáng vinh quang của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Nguồn: tonggiaophanhanoi.org
TIN LIÊN QUAN: