Ngai vàng và sự khiêm tốn – Chúa nhật XXIX Thường niên – Năm B

Khi nhìn thấy sự năng động mà các Tông đồ trải nghiệm trong mối quan hệ với Chúa Giê-su đôi khi có thể dẫn đến sự chán nản, nhưng chắc hẳn điều đó cũng có thể làm cho Người yên tâm phần nào vì nó thể hiện điều đó là bản tính rất người.

Nếu ngay cả Gia-cô-bê và Gio-an cũng tỏ ra tham vọng và cho rằng mình xứng đáng với những vị trí đầu tiên trên Thiên đàng bên cạnh Chúa, thì có lẽ chúng ta không quá xa lạ, chúng ta bị tổn thương bởi một nhu cầu vị kỉ không thể lay chuyển rằng ai ai cũng muốn trở nên tốt hơn những người khác. Và nếu mười người kia bị kích thích và khó chịu bởi sáng kiến của các anh em “bốc lửa” – con trai của Dê-bê-đê, điều đó có nghĩa là sự đố kỵ không xa lạ với nhóm những người được Chúa Giê-su chọn. Một lần nữa, chúng ta có thể coi mình là một phần của nhân loại bị chia sẻ, khi chúng ta bị gặm nhấm bởi sự ghen tị và cạnh tranh để leo lên quyền lực và thống trị.

Chúng ta không tìm kiếm những lời biện minh ngây thơ. Nhưng chúng ta phải thành thực với nhau, cũng như Thánh sử Tin Mừng, người không khinh miệt hay làm nổi bật những yếu đuối của linh hồn của các vị Mục tử đầu tiên của Giáo Hội. Nhiều khi sẽ có cảm giác khó chịu cũng ngự trị trong chúng ta, nuôi dưỡng ước muốn vô độ để được là trung tâm của thế giới, một dấu vết tinh tế của tội nguyên tổ, một cái bẫy tinh vi cần phải “vạch mặt” để không trở thành nô lệ cho nó. Vấn đề không phải là khao khát vị trí cao nhất, nhưng vấn đề là không nhận ra nó và tự huyễn hoặc bản thân cho rằng chúng ta thuần khiết, không có bất kỳ xu hướng kiêu ngạo nào và được miễn trừ khỏi sự tự cho mình là trung tâm mà thay vào đó chỉ cho rằng nó chỉ xảy ra ở trong tâm hồn của những kẻ thù nghịch chúng ta.

Cần phải học sự khiêm tốn để có thể biến một giới hạn thành một cơ hội. Như Chúa Giê-su dạy chúng ta làm, Đấng thực hiện một sự kiên nhẫn không thể phá vỡ trong công việc sư phạm của mình, những người mà chính Ngài đã chọn làm bạn với Ngài. Thật vậy, Chúa Giê-su không phủ nhận ước muốn vượt trội của các môn đệ. Tuy nhiên, Người định hướng ước muốn ấy, và có lẽ do đó trở nên nghiêm ngặt hơn trong logic hoán cải của ước vọng.

Chúa đề xuất phương pháp tốt nhất để ở dưới mắt mọi người, biến tiềm năng của tâm hồn thành vẻ đẹp. Đây là đề nghị của Chúa Giê-su: “Hãy là tôi tớ, như Thầy”. Thầy tự đặt mình như một mẫu gương, không phải là một tấm gương thoáng qua, nhưng như một biểu hiện của bản chất thực sự của Thiên Chúa. Ngài không phải như một đầy tớ, nhưng Ngài là. Do đó, cử chỉ biểu tượng của việc rửa chân (x. Ga 13) sẽ là việc cử hành một căn tính, được hoàn thành trong việc dâng Thánh Giá, nơi chén rửa tử đạo được uống đến giọt cuối cùng. Người Tôi Tớ hay Tôi Trung, được các ngôn sứ tiên báo (x. Is 52:13-53:12), Người là Đấng sống cuộc đời mình luôn chọn vị trí cuối cùng, để cái nhìn của Người có thể hướng chính xác đến những vùng ngoại vi của cuộc sống, và ở đó, những ưu tiên của Thiên Chúa có thể được tập trung: người nghèo, người bị gạt ra bên lề, người bị lãng quên. Người Tôi Tớ dành chính mình để mang vác lấy những đam mê của tội nhân cũng như người vô tội, và biến đau khổ thành bàn thờ của sự từ bỏ vì tình yêu.

Chúng ta là bạn hữu của Chúa Giê-su, những người muốn đứng về phía Người, cũng được mời gọi đi theo con đường này.

Ngai vàng của vương quốc được bao phủ bởi những chiếc áo choàng rách nát của những người bé mọn, được thu thập một cách tinh tế bằng nước mắt của họ bởi những người chọn bắt chước Thầy để lật đổ logic cai trị hủy diệt của thế giới này. Như thế, phép lạ của một sự viên mãn xảy đến cho con người, tức là cho mọi người, được kêu gọi bước đi trên con đường của Chúa, trở nên chính mình, hạnh phúc trong “nghệ thuật tự hiến”, chỉ quan tâm đến việc chia sẻ “tiệc tùng và uống rượu” với những người bé mọn nhất trên trái đất. Điều này, chỉ có được khi cộng đoàn hoán cải, có thể chào đón ơn cứu độ nhờ vào công việc khiêm tốn và hiệu quả của những người đã biến nơi cuối cùng và phục vụ thành lối sống của riêng mình. Đó là cách riêng của họ – cách duy nhất thực sự của con người – để cùng nhau vượt trội, vượt lên trên vinh hoa phú quý chóng qua. Chúng ta đừng quên rằng tất cả các Tông đồ đều chết tử đạo – trừ một vị hoặc bị lưu đày. Do đó, việc hoán cải trong phục vụ là điều có thể và cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Amen.

Lm. Phê-rô Nguyễn Văn Cao

 

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org