Ngày 05-3-2021, Đức Thánh Cha ở Iraq và có mặt tại Qaraqosh, tỉnh Đồng bằng Nineveh, các bạn giới trẻ địa phương sẽ rất vui mừng được gặp ngài vào ngày Chúa Nhật 07-3-2021. Các bạn trẻ nhắn tin và ca hát trong thành phố nơi được khoác lên mình trang phục của ngày lễ hội. Cha Haitham Hano – tu sĩ dòng Phan-xi-cô Giám hộ Đất Thánh, người gốc Qaraqosh, một người đến từ Giê-ru-sa-lem, cho biết rằng: “Qaraqosh luôn được định nghĩa như một nguồn ơn gọi. Hy vọng rằng từ những chuyến viếng thăm này sẽ có thêm nhiều ơn gọi”
Một số tu sĩ của Giám hộ Đất Thánh sẽ có mặt để mở lễ hội chào đón Đức Thánh Cha vào ngày Chúa Nhật mồng 7 tháng Ba, ngày Đức Thánh Cha đến thành phố Mosul ở tỉnh Đồng bằng Nineveh. Các tu sĩ đến từ Giê-ru-sa-lem, và một trong số họ, cha Haitham Hano chia sẻ với báo Sir về niềm vui trở lại Iraq. Được gọi là trở về nhà vì anh trai và hai người đồng môn của ngài cùng là người Iraq – quê Qaraqosh. Nhờ cha Custode, Francesco Patton, hiện nay hai người đang đại diện cho dòng Phan-xi-cô Giám hộ Thánh Địa hiện diện trước mặt Đức Giáo hoàng.
Qaraqosh và Giám Hộ. Mối quan hệ đặc biệt với Qaraqosh và với Giám Hộ Đất Thánh là một và cha Haitham cho biết: Qaraqosh – Bakdhida trong tiếng Aram là ngôn ngữ của Chúa Giêsu vẫn được dùng trong cộng đồng người ki-tô hữu địa phương – luôn được định nghĩa là “một nguồn mạch” của các ơn gọi có thể là tu sĩ và cũng có thể là linh mục. Từ nguồn mạch này cũng dồi dào ơn gọi Phan sinh. Hơn 30 năm qua, tất cả sinh ra từ một nhà truyền giáo thuộc nữ tu Phan sinh, nhờ đó mà mọi người biết đến tinh thần của Thánh Phan-xi-cô và thánh nữ Clara thành Assisi. Kể từ đó trở đi, nhiều người trẻ đã tiếp xúc với Poverello thành Assisi và họ đã ôm chặt lấy đoàn sủng ấy và tôi cũng là một trong số đó. Ngày nay, tất cả anh em người Iraq nằm trong Giám hộ Thánh Địa có cùng quê ở Qaraqosh. Chúng tôi có 04 linh mục, có 2 sinh viên Thần học và triết học và 25 Sơ. Lịch sử nối tiếp nhờ trường học và tu viện nữ Phan sinh. Hy vọng rằng với chuyến tông du của Đức Thánh Cha, từ nguồn mạch này, có thể vọt lên nhiều ơn gọi”. Cũng sẽ có cả Giám hộ Thánh Địa chào đón Đức Thánh Cha Phan-xi-cô “chúng con có mặt ở tất cả các Quốc gia bị tổn thương, trong khu vực này và hôm nay, cũng có mặt tại Iraq để chung chia niềm vui và nỗi buồn với người dân Iraq”.
Về nhà. Cha Haitham kìm nén cảm xúc khi kể về ngày trở về nhà mình rằng: “Từ năm 2014 đến 2017 chúng tôi phải chịu sự thống trị và bắt bớ của nhóm ISIS, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những ngôi nhà của mình bị đốt cháy, nhà thờ của mình bị làm ô uế và bị nổ tung, nhưng giờ thì chúng tôi lại thấy sự sống trở lại và chúng tôi đang chạm đến khát vọng thống nhất dân tộc.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô vô cùng mong ước chuyến tông du này, người đến như một vị lữ hành tại Iraq để đem đến nơi đây sự thoải mái và – như chính ngài đã phát biểu trong thông điệp video của mình – người đến để mang lại lòng mến mộ chân thành của toàn thể Giáo hội, để khích lệ nơi đây hướng về phía trước”
Gióng hồi chuông mừng lễ hội. Lòng mến chuộng của Qaraqosh muốn đáp lại lòng yêu mến này và Qaraqosh đang mặc trên mình trang phục lễ hội. Các biểu ngữ, những bông hoa, những lá cờ, đèn đường thắp sáng và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm – nơi sẽ diễn ra kinh nguyện Truyền Tin – đã rực rỡ trở lại sau sự tàn phá của ISIS. Trong tháng 8 năm 2014, nhà thờ Chính tòa đã bị phá hủy, gây ô uế và đốt phá do quân Caliphate: một phần của tháp chuông bị phá hủy, các bức tượng bị chặt đầu, các đồ dùng tôn giáo và sách phụng vụ bị vứt vào đống lửa, trong khi đó khuôn viên và bục dành cho ca đoàn bị dùng như nơi trường bắn.
Ngày nay, một tượng Đức Mẹ Maria mới được đưa trở lại tháp chuông đã được trùng tu, những bức tường và các cột đá cẩm thạch bị ám khói đen được vệ sinh sạch sẽ và một bức tranh Đức Mẹ Vô Nhiễm cao 02 mét được đưa lên trên bàn thờ. Các áp phích và biểu ngữ cũng được dựng treo trên con đường tính từ địa điểm hạ cánh của trực thăng giáo hoàng dẫn đến Qaraqosh. Nhiều chân dung của các Thánh tử đạo giáo hội Iraq được trưng ra. Một trong số này, cha Ragheed Ganni được chôn cất ở Karamles gần đó nhất ngay lối đi qua của Đức Thánh Cha sẽ đổ hồi chuông mừng lễ.
Thách đố với tình hình Covid. Trong những giờ trước khi Đức Thánh Cha đến Baghda, sự chờ đợi đang là cao trào và thách đố tình hình Covid. Sẽ có rất nhiều người đứng dọc đường chờ đợi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Kể từ ngày hôm nay, từ khi Đức Thánh Cha đặt chân lần đầu tiên lên đất Iraq và cho tới ngày Chúa Nhật ngài sẽ đến Mosul và Qaraqosh, sẽ dành những ngày này để sống giây phút cầu nguyện và mừng lễ: “Các bạn giới trẻ họ đang cầu nguyện và chúng tôi cầu nguyện cho tới Chúa Nhật để chuẩn bị tâm hồn mình lắng nghe lời của Đức Thánh Cha – cha Haitham phát biểu – Qaraqosh là một thành phố ngày nay có 25.000 tín hữu thuộc nghi lễ Si-rô – Công giáo, rất nhiều người trở lại nhưng cũng có nhiều người vẫn còn sống ở ngoài. Tôi hy vọng rằng tinh thần của những ngày này và sự hiện diện của Đức Thánh Cha sẽ giúp cho mọi người được trở lại”.
“Giờ là những ngày của nở nụ cười mà tất cả mọi người ở đâu vùng Đồng bằng, tu sĩ Phan sinh nói tiếp: người dân luôn trong lòng khát mong, từ ngày hôm nay trở đi – nhờ Đức Thánh Cha, hy vọng có thể được bắt đầu được chữa lành những vết thương do bạo lực và bắt bớ gây ra bởi ISIS. Vị Mục tử của chúng ta đến để quy tụ và chúng ta đã sẵn sàng nói lên rằng: ‘Thưa, này con đây!’”.
“Nhiều bạn trẻ đã diện trên mình những bộ trang phục truyền thống, các biểu tượng của vùng miền và đức tin của mình, và vì vậy họ sẽ thể hiện cho Đức Thánh Cha thấy. Các bạn trẻ là những người con của vùng đất đầy vết thương muốn được tái sinh. Tặng Đức Thánh Cha, các bạn ấy cất tiếng hát “Ngài trong tim con” và các bạn ấy sẽ nói như vậy như lời chào đón của chính họ”.
Ca khúc của Angela. “Hòa bình, Hòa bình, chúng con chào đón Đức Thánh Cha, khí cụ của hòa bình. Nơi làng xóm của chúng con, Qaraqosh, nơi nhỏ bé trên trái đất, qua chuyến thăm chúng con, chúng con nhận thấy sự hòa bình đích thực, là điều tuyệt vời nhất trên trái đất này” – đó là những lời của một khúc nhạc mà Angela cất tiếng hát trong những ngày này tại Qaraqosh. Bận trên mình những bộ trang phục truyền thống, cùng với các bạn trang lứa và những người cùng đức tin, cô gửi lời chào đón nổi bật tới Đức Giáo Hoàng khi người đến. Và đó cũng là lời chào đón của các bạn giới trẻ tại Iraq đại diện cho 60% dân số Nước này. Một Đất nước trẻ trung muốn trở về để sống và hy vọng.
Văn Cao chuyển ngữ từ https://www.agensir.it
TIN LIÊN QUAN: