Khi Đức Thánh Cha đã thu dọn hành lý để tông du mang tính quốc tế với chuyến đi đầu tiên trong 15 tháng, những câu chuyện thời sự đã nêu ra những lời cảnh báo về sự nguy hiểm của chuyến thăm Iraq từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 của ngài, không chỉ vì đại dịch Covid-19 nhưng còn là vì các vấn đề an ninh lâu dài của Iraq – bao gồm các cuộc tấn công bằng bom và tên lửa.
Tuần trước chuyến đi cũng đã thấy việc công bố những lời phát biểu của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đưa ra trong buổi phỏng vấn năm 2019 với nhà báo và bác sĩ người Argentina. Trong đó, Đức Thánh Cha đã nói rằng ngài dự định chết tại Roma và được chôn cất tại đó. Ngài cũng cho biết về sức khỏe tinh thần của mình và sự giằng co với chứng lo âu, ngài đã vượt qua bằng cách dành 06 tháng gặp bác sĩ tâm lý, người mà đã giúp Đức Thánh Cha kiểm soát được sụ lo lắng của mình và “giúp tránh vội vàng khi đưa ra những quyết định”.
Nói tóm lại, một tuần thời sự về sự nguy hiểm, cái chết và tiền sử chứng lo lắng của Đức Giáo Hoàng đã đến như người đã chuẩn bị để trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên đặt chân lên Iraq.
Nhiều người đã tự vấn rằng tại sao Đức Giáo hoàng lại muốn đến Iraq ngay? Tại sao không chờ cho tới khi dịch Covid-19 lắng xuống và tình hình an ninh được cải thiện?
Đức Thánh Cha đã trả lời Hãng Thông tin Truyền thông Công giáo (CNS) vào ngày 01 tháng 02 năm 2021 trong dịp thảo luận về chuyến đi Iraq của người rằng: “Tôi là một mục tử của dân đang phải chịu đau khổ”. Một dấu chỉ cho thấy quyết tâm của ngài tông du tới Iraq, Đức Thánh Cha đã tỏ ra cho CNS thấy rằng ngài sẽ cân nhắc thực hiện chuyến bay giá thương mại thông thường để đến Iraq nếu cần thiết.
Đại dịch Covid-19 đã buộc các nhà chức trách phải xác định đâu là hoạt động thiết yếu. Trong khi, nơi vài trường hợp các nhà chức trách trần thế không coi việc tuân thủ tôn giáo là điều thiết yếu thì đây không phải là quan điểm của Giáo hội trong thời đại dịch. Trong những lần bình luận vào ngày 23 tháng 02 năm 2021 trước Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám mục Paul R. Gallagher – Ngoại trưởng Vatican – đã phát biểu rằng: đối với các tín hữu, khả năng thực thành đức tin của họ và đón nhận được sự hướng dẫn tinh thần là “điều tối cấp thiết của các dịch vụ cần thiết”.
Khái niệm về chuyến đi của Đức Giáo hoàng phù hợp với danh mục “Dịch vụ cần thiết cao nhất” có thể giúp giải thích tính hợp lý để đi đến Iraq ngay giữa thời kỳ đại dịch.
Trên thực tế, các nhà báo đi cùng với Đức Giáo hoàng tới Iraq đã đề ra câu hỏi với Matteo Bruni – Giám đốc văn phòng báo chí Vatican – về lý do tại sao Đức Giáo hoàng lại muốn đi Iraq trong khi thực tế cho thấy sự nổi lên từng ngày con số ca nhiễm mới và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã đánh dấu mức đỏ – báo động sự đe dọa cao nhất.
Ngài Bruni đã nói rằng: chuyến đi này là “một hành động của tình yêu” và đã trích dẫn vai trò của Đức Giáo hoàng là người kế vị thánh Phê-rô trong việc xác nhận anh chị em của mình và xác nhận trong đức tin và đức mến. Bruni đã phát biểu rằng những hành động yêu thương ấy có thể được hiểu là tột cùng.
Ngay từ lúc khởi đầu triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã diễn tả Giáo hội như một bệnh viện dã chiến dành cho những người bị tổn thương về mặt thiêng liêng. Nếu Giáo hội là bệnh viện, vậy Giáo hoàng là bác sĩ dẫn đầu.
Không còn nghi ngờ gì, những người ki-tô hữu tại Iraq cần sự an ủi và sự nâng đỡ tinh thần. Số lượng người ki-tô hữu tại Iraq đã giảm mạnh từ 1.4 triệu xuống còn dưới 250.000 từ năm 2003 Hoa Kỳ chiếm đóng, theo thông tin của tổ chức Viện trợ cho Giáo hội Khó khăn (Aid to the Church in Need). Trong thời gian Nhà Nước Hồi Giáo chiếm đóng từ năm 2014 đến năm 2017, nhiều ki-tô hữu bị giết chết, bị bách hại và hàng trăm nghìn người đã phải trốn khỏi đất nước này. Việc những người này bị buộc phải bỏ lại sau lưng nhà cửa của mình chắc chắn chạm đến tấm lòng của Đức Giáo hoàng, người đã nêu ra sự quan tâm đối với những người di cư như chủ đề chính trong triều đại Giáo hoàng của mình.
Trong lúc điều cơ bản cho chuyến viếng thăm Iraq được làm rõ, thì câu hỏi về thời gian vẫn còn đấy. Bruni đã diễn tả chuyến đi này như là đang diễn ra với “khoảnh khắc đầu tiên có thể đối với chuyến tông du như thế này”. Thật thế, chuyến tông du này diễn ra ngay sau khi Đức Giáo hoàng, các nhân viên Vatican và các nhà báo trên chuyến bay của người đã nhận được vắc-xin Pfizer chống Covid-19.
Nhưng Iraq đã bắt đầu sử dụng các loại vắc-xin đầu tiên chỉ trong 03 ngày trước khi Đức Giáo hoàng lên lịch đến.
Đại dịch đang hoành hành ở Iraq với 4.690 các ca nhiễm mới được báo cáo ngày 02 tháng 3 năm 2021 theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopskin. Trong tháng 02, số ca mắc mới tính từng ngày tăng thêm gấp ba lần, tăng từ 984 lên tới 3.248 từ ngày 01 đến ngày 28 tháng 02. Vào giữa tháng 02, chính phủ Iraq đã hồi đáp với số ca gia tăng ở quốc gia 40 triệu dân bằng cách ban hành một giới nghiêm toàn quốc từ thứ Sáu đến Chúa Nhật và từ 8 giờ chiều cho tới 5 giờ sáng cho những ngày còn lại trong tuần.
Đức Giáo hoàng nói với CNS vào ngày 01 tháng 02 rằng: một làn sóng nhiễm Covid-19 mới nghiêm trọng sẽ là điều đầu tiên làm ngăn cản chuyến tông du của ngài. Trong khi làn sóng đã trở thành hiện thực và lây nhiễm hàng ngày gần như đạt tới đỉnh điểm 5.000 ca tính tại thời điểm tháng 10 năm ngoái, thì chuyến tông du của ngài vẫn tiếp tục diễn ra.
Cuối cùng, chỉ có Đức Giáo hoàng mới có thể giải thích tại sao người lại muốn đi thăm Iraq vào lúc này.
Rõ ràng là, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã thành tâm ước muốn đi tông du và việc đi tông du khắp thế giới đã trở thành một phần trong các nhiệm vụ của một vị Giáo hoàng. Đức Thánh Cha cũng đã thừa nhận rằng: người cảm thấy “bị kìm chặt” trong một đợt phong tỏa dữ dội của Ý do dịch Coronavirus từ tháng Ba cho tới tháng Năm 2020.
Dẫu vậy, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô vẫn luôn giữ nhịp bận rộn, làm việc bằng điện thoại khi không thể đi tông du hoặc tổ chức các buổi gặp gỡ và tiếp kiến. Thậm chí, người không thực hiện kì nghỉ. Và còn với lần sinh nhật thứ 85 của mình đang đến gần vào tháng 12 này, người chắc chắn hiểu được về tất cả những gì người muốn hoàn thành trước khi người mất đi hoặc nghỉ hưu – đó là một lựa chọn mà người đã nói lên một cách đồng quan điểm và đã đề cập như là những điều có thể xảy ra trong cuộc phỏng vấn với phóng viên người Argentina.
Đối với những rủi ro mà Iraq cho thấy, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói rằng ngài không sợ chết hoặc nguy hiểm gì cả.
Khi Đức Thánh Cha đáp chuyến bay của hãng Alitalia cho chuyến tông du hoàn vũ lần thứ 33 của mình, thì nhiều người sẽ vẫn nghĩ rằng ngài đi quá sớm, cho rằng cũng là vi phạm các cách thức phòng chống Covid-19 và đem bản thân vào chỗ nguy hiểm trước nguy cơ bị khủng bố đe dọa. Nhưng, rõ ràng là Đức Giáo hoàng coi sứ mạng của mình tới Iraq như là một hoạt động cần thiết mà phải tiến lên bất chấp những hiểm nguy.
Văn Cao chuyển ngữ từ cny.org
TIN LIÊN QUAN: