Đại Hội Toàn quốc về mục vụ giới trẻ lần thứ XVII, với chủ đề “Niềm tin trong điều kiện điều khó lường”, diễn ra từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2022 tại Ý. Đây là dịp để suy ngẫm về các vấn đề tồn tại ở nơi giới trẻ và trên con đường hiệp hành.
“Người lớn à? Họ cũng chụp ảnh về món mỳ Ý mà, nhưng rồi lại không muốn con mình sử dụng internet.” Cuộc tranh luận về những ai cho rằng việc giáo dục chỉ bằng cách đưa ra gương mẫu điển hình thì làm cho người ta phì cười, nhưng qua đó cũng đã khiến người ta hiểu được cuộc đối thoại trực tuyến thú vị như thế nào giữa nhà tâm lý học kiêm nhà phân tâm học Matteo Lancini (kết nối qua video) và Franco Nembrini, là một giáo viên người Ý đầy nhiệt huyết và là hiệu trưởng của trung tâm giáo dục bình đẳng “la Traccia” (Truy vết), cho rằng “giáo dục là một bằng chứng. Không hệ tại ở điều mà người ta đem ra thuyết giảng.”
Cuộc trò chuyện hai chiều đã hâm nóng tinh thần của hơn 400 đại biểu cùng các đại diện mục vụ giới trẻ đến từ khắp nơi trên nước Ý tham dự Đại hội Toàn quốc lần thứ 17 với chủ đề “Niềm tin trong điều kiện khó lường”. Mở đầu giờ khai mạc diễn ra tại thị trấn Lignano Sabbiadoro (tỉnh Udine), Đức cha Maurizio Gervasoni, Đức Giám mục Tòa Vigevano và đại diện cho mục vụ giới trẻ của Hội đồng Giám mục vùng Lombard đã gửi lời chào tới toàn thể đại hội.
Sau hai năm trì hoãn do đại dịch Covid-19 gây ra, khiến các phòng sinh hoạt phải đóng cửa, các nhóm sinh hoạt hè tại giáo xứ đã phải tạm ngưng, rất nhiều hoạt động liên kết ảo (không gian mạng) giữa thanh thiếu niên và các nhà giáo dục, thì nay việc được gặp mặt trực tiếp là một điều đáng mừng. Đặc trách Phục vụ quốc gia về giới trẻ, Cha Michele Falabretti, chủ trì Hội nghị gợi nhớ lại: “Chúng ta đã phải nói lời tạm biệt nhau tại Terrasini vào năm 2019, tất cả đều đầy khí thế sau Thượng hội đồng về giới trẻ và tiếc là đã kết thúc trong cơn ác mộng vì đại dịch”.
Và, việc tái khởi động sau đại dịch là điều hết sức khó khăn đối với mọi người, khi chứng kiến thanh thiếu niên ngày càng cảm thấy đau khổ hơn. Vì vậy, bên lề hội nghị năm nay, nhà văn Menbrini đã đưa ra một lời nhận xét buồn rằng: “Đây là một hiện trạng thường bị các tổ chức và trường học phớt lờ đi, và số lượng thanh thiếu niên (các bạn trẻ) đang vật lộn trong đau khổ ngày căng trở nên đáng quan ngại. Ngày nay sự gặp gỡ giữa các thế hệ càng trở nên khó khăn hơn, các con em của chúng ta bị bủa vây trong chính những giới hạn và trong sự đa dạng của chúng. Suy cho cùng thì, các bạn trẻ ngày nay cũng giống như ngày xưa, chúng cũng có cùng những ước muốn tốt đẹp và nhu cầu được yêu thương”.
Và nếu Franco Nembrini đã “ôm chặt vào lòng” hàng trăm học sinh trong các lớp học mà ông đã dạy (“kể cả những học sinh ngu dốt, một nhà giáo dục sẽ không bao giờ bỏ rơi, nhưng đón nhận và giúp cho chúng trở thành những con người có ích”), thì Matteo Lancini đã nhắc tới việc đối diện với “những khó khăn, những thất bại và vấp ngã của chúng” bằng cách giúp đỡ chúng thông qua Quỹ Minotauro ở Milan do ông làm chủ tịch. Đây là một học viện gồm các nhà tâm lý học và trị liệu tâm lý, lấy cảm hứng từ tư tưởng của Franco Fornari, sau đó được Gustavo Pietropolli Charmet phát triển trong nhiều năm. Và Lancini cho biết, ngày nay ông nhận thấy thanh thiếu niên “không còn có xu hướng phạm tội như trước đây và không còn quan tâm đến tình dục nữa. Đối với họ, điều quan trọng nhất là sống trong tâm trí của người khác chứ không phải trong thân xác. Không có cảm giác riêng tư, chúng đã quen với việc có người theo dõi từ khi học mẫu giáo. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có những đứa trẻ cư xử như người lớn và những thanh thiếu niên giống như trẻ con.” Phân tích của ông trở nên một sự khiêu khích khi ông khẳng định rằng phương tiện truyền thông xã hội nên “bắt buộc đối với độ tuổi từ 15 trở lên và cấm dùng đối với độ tuổi từ 30 trở lên.” Nói tóm lại, đối với Lancini, “Người lớn không nên biến Internet trở thành trò ma quỷ, tất cả chúng ta đều sử dụng nó: chúng ta cũng đã bắt đầu chụp ảnh cho con mình vào ngày siêu âm định hình, và rồi tiếp tục chụp với hàng trăm bức ảnh và video để làm kỉ niệm vào ngày diễn ở trường mẫu giáo. Có nghĩa lý gì khi giới thiệu cách muộn màng lời nói “không” hay là hạn chế việc sử dụng Internet, vậy thì có ích gì nếu chúng ta không làm gương trước bằng cách là từ bỏ một phần sống ảo của mình, và có khi cũng chẳng thèm lắng nghe nhu cầu của chúng là gì?”
Hãy giúp đỡ những người lớn dễ bị tổn thương – là những người bị vướng vào mớ rối bòng bong và họ không thể tiếp cận nổi với các bạn trẻ lúc chúng có nhu cầu và lúc chúng gặp khó khăn – đó là một sứ mệnh. Nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Câu hỏi của một Sơ đang ngồi ở khán đài. Sơ là một nhà tâm lý học và nhà chăm sóc trẻ vị thành niên. Ông Nembrini trả lời rằng: “Chẳng có công thức ma thuật hay công thức bí mật nào – ông nói thêm – nếu không phải là từ chính các bậc làm cha làm mẹ biết ưu ái, hỗ trợ, giúp đỡ con em mình sao. Bằng cách đảm bảo rằng: những người làm cha và người làm mẹ, họ không thực hiện cách đơn độc, mà họ cùng tìm được tiếng nói chung để tạo thành cộng đồng bởi vì như Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói: để giáo dục, chúng ta cần một ngôi làng với một lý tưởng chung”.
Theo ông Nembrini, vẫn có hai điều sai lầm khác mà người lớn cần phải tránh là: nhốt bọn trẻ ở nhà để không cho chúng ra ngoài, hoặc là, chỉ ra ngoài khi có họ đi cùng. Ông giải thích: “ngược lại thì, người lớn lại là người đang cảm thấy được niềm hạnh phúc mà chính mình đang tận hưởng, cảm nhận được điều thiện tìm thấy trong chính mình, và niềm hy vọng đang sống trong mình người ấy. Vấn đề lớn nhất của nhà giáo dục là sự sợ hãi. Tôi giải thích điều này bằng một tình tiết xảy ra đối với tôi khi còn nhỏ, tôi là người con thứ tư trong số mười người con. Một đêm nọ, khi bố tôi trở về nhà, chúng tôi sống trong căn nhà rộng khoảng 65m2, và ông ấy đã tìm thấy một mớ hỗn độn khủng khiếp. Tôi đã không phản ứng nhanh nhẹn, ông ấy đã đưa cho tôi một túi xách và một cái giỏ đựng. Người mẹ tội nghiệp của tôi đã ngăn ông ấy lại và nói rằng: “Franco không liên quan đến chuyện này, thằng bé vừa mới về xong”. Bố tôi đã vỗ vai tôi nói với giọng hết sức nghiêm nghị: “Cất đi để lần sau!”. Tôi dám chắc với các bạn rằng tôi không ưa anh em tôi vì họ nhanh nhẹn hơn, nhưng tôi chưa từng vượt ý nghĩ cho rằng bố tôi không yêu tôi. Dù ông có lỗi bất công với tôi, nhưng ông ấy yêu thương tôi. Do đó, ý tôi muốn nói là: các bạn đừng sợ phạm phải lỗi lầm. Đối với con em chúng ta, thì chúng ta vẫn luôn là những nhà giáo dục tốt nhất có thể.”
Nguồn: avvenire.it
Chuyển ngữ: Đặng Nhung
TIN LIÊN QUAN: