Thông báo: Hội thảo “Thừa tác viên và người lãnh nhận Bí tích”

Ban Thư ký Công nghị Tổng Giáo Phận Hà Nội kính báo:

Hội thảo về “Thừa tác viên và người lãnh nhận Bí tích” diễn ra tại Trung Tâm Hành Hương Bằng Sở vào lúc 8h00 sáng thứ Bảy ngày 12/03/2022 sẽ được truyền hình trực tiếp trên website tonggiaophanhanoi.org và trên các nền tảng Youtube cũng như Facebook.

Anh chị em thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội có thể chia sẻ ý kiến đóng góp của mình về những khía cạnh liên quan đến Thừa tác viên và người lãnh nhận Bí tích tại Tổng Giáo phận.

Ý kiến đóng góp xin gửi về Ban tổ chức qua:

– hệ thống tin nhắn (chat) trên YouTube và Facebook trong khi phát trực tiếp

– email: congnghi.tgphanoi@gmail.com (trong khi trực tiếp và cả sau khi Hội thảo đã kết thúc)

Xin ghi rõ Tên thánh, họ và tên; thuộc giáo xứ nào; Nội dung ý kiến cố gắng ngắn gọn, súc tích.

Với những ý kiến xác đáng và giàu tính xây dựng, Ban tổ chức sẽ đọc lên ngay trong khi hội thảo trực tuyến.

Kính mong Quý Ông Bà và Anh Chị Em tham dự trực tuyến cuộc Hội thảo để lắng nghe và chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Công nghị của Tổng Giáo phận trên con đường Canh tân đời sống Đức Tin.

Chương trình:

8h00 – 11h00: Hội Thảo:

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Ij-1WzMYbNw

Facebook: https://www.facebook.com/events/381307430139384/

11h15: Thánh lễ do Đức TGM Giuse chủ sự

Youtube: https://youtu.be/MRpni7Qiz7k

Facebook: https://fb.me/e/38IPbf3qy

Các câu hỏi thảo luận

1. Làm thế nào để các tín hữu hiểu, yêu mến và siêng năng lãnh nhận các Bí tích hơn?

a. Làm thế nào để các tín hữu hiểu các Bí tích hơn?
b. Làm thế nào để các tín hữu yêu mến các Bí tích hơn?
c. Làm thế nào để các tín hữu siêng năng lãnh nhận các Bí tích hơn?

2. Một số tín hữu khi đi lễ thường đi sớm về muộn, ngủ gật, lo ra, chia trí, nói chuyện, lướt facebook, zalo… mạng xã hội, dự lễ “vọng” (ngồi ngoài nhà thờ hướng vào nhà thờ)…. các tín hữu này không tham dự Thánh lễ một cách tích cực và trọn vẹn. Vậy, làm thế nào để tất cả các tín hữu tham dự vào phụng vụ và các Bí tích một cách tích cực và trọn vẹn theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II (x. Hiến chế Phụng vụ, số 14)?

3. Trong giáo xứ thường có các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ trong Thánh lễ và ngoài Thánh lễ, làm thế nào để các thừa tác viên chu toàn công việc được trao phó một cách tốt nhất?

a. Độ tuổi nào là độ tuổi phù hợp nhất đối với thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ trong Thánh lễ và ngoài Thánh lễ?

b. Y phục nào phù hợp phù hợp nhất đối với thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ trong Thánh lễ và ngoài Thánh lễ?

– Áo quan viên?
– Áo chùng đen?
– Áo dài trắng?

c. Cần phải có những điều kiện nào về bản thân cũng như về gia đình thì mới có thể đảm nhận vai trò thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ trong Thánh lễ và ngoài Thánh lễ?

d. Làm thế nào các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ trong Thánh lễ và ngoài Thánh lễ có thể chu toàn vai trò mà họ đã lãnh nhận?

4. Các tín hữu thường mong muốn điều gì nơi các thừa tác viên có chức thánh?

5. Các tín hữu thường mong muốn điều gì nơi chính bản thân họ?

T/M Ban Thư Ký,

Lm. Giuse Lê Danh Tường

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org